Bài toán hỗn hợp Fe2O3 và Cu tác dụng với dung dịch HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam hỗn hợp Fe2O3 và Cu tác dụng với HCl dư, sau phản ứng còn lại 3,2 gam Cu. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là:


Đáp án:
  • Câu A. 2,3 gam

  • Câu B. 3,2 gam Đáp án đúng

  • Câu C. 4,48 gam

  • Câu D. 4,42 gam

Giải thích:

- Phương trình phản ứng : Fe2O3 + 6HCl --> 2FeCl3 + 3H2O ; mol: x → 2x mol ; Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2, x <--2x mol ; - Ta có: mFe2O3 + mCu pư = 7,68 - 3,2 => 160x + 64x = 4,48 => x = 0,02 mol ; => mFe2O3 = 3,2 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Xem đáp án và giải thích
Polipeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là

Đáp án:
  • Câu A. β-amino axit.

  • Câu B. este.

  • Câu C. α-amino axit.

  • Câu D. axit cacboxylic.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm, để tiêu huỷ các mẩu natri dư, trong các cách dưới đây cách nào là đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Trong phòng thí nghiệm, để tiêu huỷ các mẩu natri dư, trong các cách dưới đây cách nào là đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Cho vào máng nước thải.

  • Câu B. Cho vào dầu hoả.

  • Câu C. Cho vào cồn ≥ 96o.

  • Câu D. Cho vào dung dịch NaOH

Xem đáp án và giải thích
Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch nào?


Đáp án:

Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch:

   Cd(NO3)2 + H2S → CdS↓ + 2HNO3

Xem đáp án và giải thích
Các đại lượng hoặc tính chất sau đây của kim loại kiềm thổ biến đổi như thế nào khi diện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Các đại lượng hoặc tính chất sau đây của kim loại kiềm thổ biến đổi như thế nào khi diện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần?


Đáp án:
  • Câu A. Bán kính nguyên tử

  • Câu B. Năng lượng ion hóa

  • Câu C. Thế điện cực chuẩn Eo

  • Câu D. Tính khử

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…