Bài toán điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dẫn 1 luồng H2 qua 14,4g Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xong được 12g rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 loãng dư được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của V là:


Đáp án:
  • Câu A. 2,24 lít Đáp án đúng

  • Câu B. 2,89 lít

  • Câu C. 1,86 lít

  • Câu D. 1,792 lít

Giải thích:

nH2pư = (14,4 - 12)/16 = 0,15 mol; H2 -> 2H+ + 2e; 0,15 ------------. 0,3; N+5 + 3e -> N+2; 3x <----- x; => 3x = 0,3 => x = 0,1 => V = 2,24 lít.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau: a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol. b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:

a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.

b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.


Đáp án:

a) - Dùng quỳ tím:

Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.

- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):

Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.

HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O

- Dùng Na:

Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:

    + Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)

    + Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)

- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.

CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH

- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozo?

 

Đáp án:

Công thức dạng mạch hở của glucozo

CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O

- Thí nghiệm khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ 6 nguyên tử C của phân tử glucozo tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.

- Phân tử có 1 nhóm CH=O và 5 nhóm OH bậc 1 kề nhau.

Xem đáp án và giải thích
Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric: a) Axit sunfuric tác dựng với đồng (II) oxit. b) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng. Giải thích cho câu trả lời.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric:

a) Axit sunfuric tác dựng với đồng (II) oxit.

b) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.

Giải thích cho câu trả lời.


Đáp án:

a) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O (1)

b) Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O (2)

Giả sử cần điều chế a mol CuSO4

Theo pt(1) nH2SO4 = nCuSO4 = a mol

Theo pt (2) nH2SO4 = 2.nCuSO4 = 2a mol

Do đó để tiết kiệm ta nên theo phản ứng (1) (phương pháp a) thì lượng axit H2SO4 sử dụng ít hơn ở phản ứng (2).

Xem đáp án và giải thích
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion:

Chất tham gia phản ứng phải tan ( trừ phản ứng với axit)

Có sự tạo thành:

- Chất kết tủa (chất ít tan hơn, chất không tan)

- Chất dễ bay hơi

- Chất điện li yếu hơn.

Ví dụ:

+ Sản phẩm là chất kết tủa

Phương trình dưới dạng phân tử:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Phương trình ion rút gọn:

Ba2+ + SO42- → BaSO4

+ Sản phẩm là chất điện li yếu

Phương trình dưới dạng phân tử:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Phương trình ion rút gọn:

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cao dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như­ thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cao dao Việt Nam có câu:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như­ thế nào?


Đáp án:

Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận m­ưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:

N2   +    O2     Tia lửa điện →  2 NO

Sau đó:       2NO   +     O2        →       2NO2

Khí NOsẽ tan trong nước mư­a:

NO2  +  H2O  + O2     →     HNO3

HNO3     →    H+    +    NO3+

Nhờ hiện tư­ợng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…