Bài toán amin tác dụng với dung dịch axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trung hòa hoàn toàn 4,44 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 8,82 gam muối. Amin có công thức là (N=14, C=12, H=1)


Đáp án:
  • Câu A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2

  • Câu B. CH3CH2CH2NH2

  • Câu C. H2NCH2CH2NH2

  • Câu D. H2NCH2CH2CH2NH2 Đáp án đúng

Giải thích:

Vì amin bậc 1 không phân nhánh → amin tối đa chỉ có 2 nhóm NH2 ; Tổng quát amin bậc 1: R(NH2)n + nHCl → R(NH3Cl)n, (R+16n) (R+52,5n) , 4,44g 8,82g ; → 4,44.(R + 52,5n) = 8,82.(R + 16n) ; → R = 21n ; Nếu n = 1 → R = 21 → Không có trường hợp thỏa mãn. Nếu n = 2 → R = 42 → -CH2-CH2-CH2- Amin là H2N-CH2-CH2-CH2-NH2; → D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion nào 


Đáp án:

Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion  Cd2+

Xem đáp án và giải thích
Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng dạng tổng quát: 4M + nO2 → 2M2On

M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

Khối lượng oxi phản ứng là 46,4 – 40 = 6,4 gam ⇒ nO2 = 6,4/32 = 0,2 mol

Theo PTHH: nHCl = 2.nO2 = 0,4 mol ⇒ Vdd HCl 2M = 0,4/2 = 0,2 lít = 200 ml

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 3H2O + 2Fe

b) Số mol sắt thu được: nFe = 0,2 (mol)

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 2Fe + 3H2O

0,1 ← 0,2 (mol)

Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:

mFe2O3 = nFe2O3 . MFe2O3 = 0,1 . (56 . 2 + 16 . 3) = 16 gam

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

Đáp án:
  • Câu A. (CuOH)2.CuCO3

  • Câu B. CuCO3.

  • Câu C. Cu2O.

  • Câu D. CuO.

Xem đáp án và giải thích
Rượu etylic phản ứng được với natri vì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Rượu etylic phản ứng được với natri vì sao?


Đáp án:

Rượu etylic phản ứng được với natri vì trong phân tử có nhóm – OH.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…