Thí nghiệm 1: Tính chất hóa học của kali đicromat K2Cr2O7
- Tiến hành TN
+ Cho vào ống nghiệm 1-2 ml dd K2Cr2O7
+ Thêm dần từng giọt dd FeSO4 và dd H2SO4 tới khi có hiện tượng đổi màu
- Hiện tượng: Dung dịch màu cam trong ống nghiệm nhạt dần và xuất hiện màu vàng nhạt.
- Giải thích: K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh nên đã oxi hóa Fe2+ thành Fe3+(màu vàng) và giảm nồng độ K2Cr2O7 nên màu cam nhạt dần.
PTHH:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của hidroxit sắt
- Tiến hành TN
+ Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất
+ Ống 1: Hòa tan 1 ít FeSO4 ; ống 2: hòa 1 ít Fe2(SO4)3
+ Thêm vào mỗi ống nghiệm vài giọt dd NaOH
+ Quan sát sau đó, dùng đũa thủy tinh lấy nhanh kết tủa vừa tạo thành cho vào 2 ống nghiệm khác. Nhỏ vài giọt dd HCl vào mỗi ống nghiệm.
- Hiện tượng:
+ Khi cho NaOH vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: xuất hiện kết tủa trắng xanh
Ống 2: Xuất hiện kết tủa nâu đỏ
+ Khi nhỏ dd HCl vào 2 mẫu kết tủa thu được, 2 mẫu đều tan
Ống nghiệm chứa Fe(OH)2 tan tạo dung dịch màu xanh nhạt
Ống nghiệm chứa kết tủa Fe(OH)3 tan tạo dung dịch màu vàng nâu
- Giải thích: Khi cho NaOH vào 2 ống nghiệm, xuất hiện kết tủa do xảy ra phản ứng trao đổi giữa 2 muối sắt với dd NaOH. Cả 2 kết tủa có tính bazo nên đều tan trong HCl tạo dung dịch có màu của muối Fe2+ và Fe3+.
PTHH:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Thí nghiệm 3: Tính chất hóa học của muối sắt
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2ml dd FeCl3
+ Nhỏ dần dần dd KI vào ống nghiệm.
- Hiện tượng: dd chuyển dần từ màu vàng sang màu nâu
- Giải thích: Fe3+ có tính oxi hóa nên đã oxi hóa I- thành I2 (màu vàng nâu)
PTHH:
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2
Thí nghiệm 4: Tính chất hóa học của đồng
- Tiến hành TN:
+ Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống vài mảnh đồng.
+ Ống 1: cho thêm 1ml dd H2SO4; ống 2: thêm 1ml dd H2SO4 đặc; ống 3: thêm 1 ml dd HNO3.
+ Quan sát hiện tượng sau đó đun nóng nhẹ cả 3 ống nghiệm.
- Hiện tượng:
+ Trước khi đun nóng
Ống 1 + ống 2: không có hiện tượng gì
Ống 3: có khí không màu thoát ra bị hóa nâu ngoài không khí và dung dịch có màu xanh.
+ Khi đun nóng
Ống 1: không có hiện tượng gì
Ống 2: Có khí không màu thoát ra.
Ống 3: Có khí không màu thoát ra bị hóa nâu ngoài không khí và dung dịch có màu xanh.
- Giải thích, PTHH:
Ống 1: Do Cu không tác dụng với H2SO4 loãng nên trước và sau khi đun nóng vẫn không có hiện tượng.
Ống 2: Cu không tác dụng trong H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường nhưng bị oxi hóa khi đun nóng.
Ống 3: Cu bị oxi hóa trong HNO3 ngay ở nhiệt độ thường, sinh ra khí NO không màu bị oxi hóa trong không khí tạo NO2 (màu nâu)
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2
Câu A. Đốt cháy bột sắt trong khí clo.
Câu B. Cho bột sắt vào lượng dư dung dịch bạc nitrat.
Câu C. Cho natri kim loại vào lượng dư dung dịch Fe (III) clorua.
Câu D. Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan bao nhiêu?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 (mol)
Lại có: nHCl = (500/1000). 1 = 0,5 (mol); nH2SO4 = (500/1000). 0,28 = 0,14 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng: 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 – 0,39.2 = 38,93 (gam).
Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ nhiên liệu tương được 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113700 tấn khí CO2. Trong một ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí CO2 thải vào môi trường là bao nhiêu?
Năm 2000 có 366 ngày.
Vậy trong một ngày, lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là:
Ta có: 1,5 : 366 = 0,004 tấn dầu
113700 : 366 = 311 tấn CO2
Tại sao không được trộn supephotphat với vôi? Giải thích rõ và viết Phương trình hóa học của phản ứng.
Vì xảy ra phản ứng sau đây: Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO4+ 2H2O
Để thủy phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo.
a) Tính m.
b) Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết ,muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng của xà phòng.
a) Phản ứng thủy phân chất béo bằng kiềm (phản ứng xà phòng hóa):
chất béo + Natri hiđroxit → Glixerol + Hỗn hợp muối natri.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol = 8,58 + 1,2 – 0,92 = 8,86kg.
b) Khối lượng xà phòng bánh thu được:
Gọi khối lượng xà phòng thu được là x (kg), ta có muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng nên:
(8,86/x).100% = 60% => x = 14,76 kg
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet