Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học

- Tiến hành TN:

    + Rót các thể tích dd NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh

    + Cắm 1 lá sắt và 1 lá đồng vào mỗi cốc

    + Nhỏ vào mỗi cốc 5-7 giọt dd K3[Fe(CN)6]

    + Nối lá Fe và lá Cu trong 2 cốc bằng dây dẫn (hình 5.16)

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: Không có hiện tượng gì

    + Cốc 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh đậm

- Giải thích: Khi nối dây dẫn, Fe bị ăn mòn nhanh trong dung dịch điện li tạo thành Fe2+. Sau đó Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

Trong cốc 2:

Ở cực (+) xảy ra sự khử:

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ở cực (-), Fe bị ăn mòn và tan vào dịch:

Fe → Fe2+ + 2e

Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa

- Tiến hành TN:

    + Rót vào hỗn hợp gồm dd NaCl đặc, thêm vài giọt dd K3[Fe(CN)6] vào 2 cốc

    + Ngâm 1 đinh sắt vào cốc (1), ngâm 1 đinh sắt được quấn bằng dây Zn vào cốc (2).

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: xuất hiện kết tủa màu xanh

    + Cốc 2: lá Zn bị ăn mòn, dung dịch không đổi màu

- Giải thích:

    + Cốc 1: Đinh Fe bị oxi hóa thành Fe2+; Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

    + Cốc 2: Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. Dây Zn bị ăn mòn, Fe được bảo vệ nên dung dịch không đổi màu

Ở cực (-): Zn → Zn2+ + 2e

Ở cực (+): H2O + O2 + 4e → 4OH-

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. thể tích không khí (dktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên niên trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. thể tích không khí (dktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên niên trên là gì?


Đáp án:

Bảo toàn O: nO2 = nCO2 + 1/2 nH2O = 0,35 + 1/2.0,55 = 0,625 mol

Vkk = 0,625.22,4 : 20% = 70 lít

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền vào bảng những tính chất tương ứng với những ứng dụng của nhôm: Tính chất của nhôm Ứng dụng của nhôm 1 Làm dây dẫn điện 2 Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa, ... 3 Làm dụng cụ gia đình: nỗi, xoong, ...
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền vào bảng những tính chất tương ứng với những ứng dụng của nhôm:

  Tính chất của nhôm Ứng dụng của nhôm
1   Làm dây dẫn điện
2   Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa, ...
3   Làm dụng cụ gia đình: nỗi, xoong, ...

Đáp án:

TÍNH CHẤT CỦA NHÔM ỨNG DỤNG CỦA NHÔM
1 Dẫn điện tốt Làm dây dẫn điện
2 Nhẹ, bền Chế tạo máy bay, ôtô, xe lửa,…
3 Tính dẻo, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở to cao. Làm dụng cụ gia dụng: xoong, nồi, âm,...

Xem đáp án và giải thích
Trong công nghiệp quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 %) người ta thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 3,94 gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 %) người ta thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 3,94 gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới liên kết ion
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion:


Đáp án:
  • Câu A. NaCl

  • Câu B. HCl

  • Câu C. H2O

  • Câu D. Cl2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…