a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?   b) Axit sunfric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glocozơ, saccarozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?

b) Axit sunfric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glocozơ, saccarozơ.

c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào?


Đáp án:

a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm. Thí dụ làm khô khí CO2, không làm khô được khí H2S, H2, ...(do có tính khử).

H2SO4đ + H2 → SO2 + 2H2O

H2SO4đ + 3H2S → 4S + 4H2O

b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than:

C6H12O6 → 6C + 6H2O

C12H22O11 → 12C + 11H2O

c) Sự làm khô: chất được làm khô không thay đổi.

Sự hóa than: chất tiếp xúc với H2SO4 đặc biến thành chất khác trong đó có cacbon.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của: a) Hiđro sunfua. b) Lưu huỳnh đioxit. Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:

a) Hiđro sunfua.

b) Lưu huỳnh đioxit.

Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.


Đáp án:

a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua.

- Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

- Tính khử mạnh :

2H2S + O2 → 2S ↓ + 2H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

 

b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

* SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3 là axit yếu

SO2 + H2O → H2SO3

* SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2 + 2H2S → 3S ↓ + 2H2O.

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

Gọi công thức phân tử là: CxHyOz

Cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất tỉ lệ thể tích bằng với tỉ lệ số mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO (O2) + nO(X)= 2nCO2 + nH2O

⇒ 2.6 + nO(X) = 2. 4 + 5

⇒ nO(X) = 1 mol = nX ⇒ Trong X có 1 nguyên tử oxi

CxHyOz (1) → xCO2 (4) + y/2 H2O (5 mol)

⇒ x = 4 ; y = 10 ⇒ CTPT: C4H10O

Xem đáp án và giải thích
Nhà máy khí Dinh Cố có 2 sản phẩm chính: khí hoá lỏng cung cấp cho thị trường và khí đốt cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ. a) Thành phần chính của mỗi sản phẩm đó là gì? b) Có nên chuyển tất cả lượng khí khai thác được thành khí hoá lỏng hay không, vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhà máy khí Dinh Cố có 2 sản phẩm chính: khí hoá lỏng cung cấp cho thị trường và khí đốt cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ.

a) Thành phần chính của mỗi sản phẩm đó là gì?

b) Có nên chuyển tất cả lượng khí khai thác được thành khí hoá lỏng hay không, vì sao?


Đáp án:

a) Thành phần chính của các sản phẩm đó là:

- Khí hóa lỏng: C3H8 và C4H10

- Khí đốt: CH4

b) Không nên chuyển tất cả lượng khí khai thác được thành khí hóa lỏng vì CH4 có nhiệt độ sôi rất thấp (-162oC), phải làm lạnh và nén ở áp suất cao, bình thép dùng chứa sản phẩm đó phải dày, do đó không có lợi về mặt kinh tế.

Xem đáp án và giải thích
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO). Tính VHNO3


Đáp án:

nFe = nCu = 0,15 mol

    - Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+

    → ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol

    - Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6.4): 3 = 0,8 mol

    → VHNO3 = 0,8 lít

Xem đáp án và giải thích
Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau: a) (- C6H10O5 -)n → C6H12O6 hiệu suất 80%. b) C6H12O6 → C2H5OH hiệu suất 75%. Hãy viết phương trình theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau:

a) (- C6H10O5 -)n → C6H12O6 hiệu suất 80%.

b) C6H12O6 → C2H5OH hiệu suất 75%.

Hãy viết phương trình theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột.


Đáp án:

Phương trình phản ứng hóa học:

( -C6H10O5- )n + nH2O → nC6H12O6

1 mol                                   1 mol

⇒ 162n tấn ( -C6H10O5- )n tạo ra 180n tấn nC6H12O6

Vì hiệu suất 80% nên khối lượng glucozơ thu được từ 1 tấn tinh bột là:

(180n/162n).(80/100) = 8/9

Phương trình phản ứng tạo rượu etylic:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

1mol                                   2mol

8/9 tấn                                    ? tấn

⇒ 180 tấn C6H12O6 tạo ra 2. 46 = 92 tấn C2H5OH

Vì hiệu suất 75% nên khối lượng rượu etylic thu được:  (8/9).(92/180).(75/100) = 0,341 tấn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…