Số đồng phân amin bậc 1 có cùng công thức phân tử C5H13N là
Câu A. 6
Câu B. 9
Câu C. 7
Câu D. 8 Đáp án đúng
C5H13N có các đồng phân bậc 1: C–C–C–C–C–NH2; C–C–C–C(CH3)–NH2; C–C–C(CH3)–C–NH2; C–C(CH3)–C–C–NH2; C–C–C(CH3)2–NH2; (CH3)3C–C–NH2; (C2H5)2C–NH2 ; C– C(CH3)–C(CH3)–NH2; → D
Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?
Theo đề bài, trong (X) có 75 electron và 110 nơtron.
=> Z = 75 và A = 75 + 110 = 185.
=> 18575X
Cho 0,3g một kim loại tác dụng hết nước cho 168ml khí hidro ( ở đktc). Xác định tên kim loại, biêt rằng kim loại có hóa trị tối đa là III.
Gọi R là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại , có hóa trị n
Phương trình hóa học của phản ứng:
2R g n mol
0,3 g
Theo phương trình hóa học trên, ta có
2R x 0,0075 = 0,3n ----> R=20n
Với: n=1 ---> R=20 không có kim loại nào có nguyên tử khối là 20 (loại)
n=2 ---->R=40 (Ca)
n=3 -----> R= 60 (loại)
Kim loại là Ca
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-bai-3821-trang-55-sbt-hoa-hoc-8-a61304.html#ixzz7VIxPjVT0
Hãy điền Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:
a) Tecpen là sản phẩm trùng hợp với isoprene. []
b) Tinh dầu thảo mộc là hỗn hợp các tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng. []
c) Trong tinh dầu thảo mộc có nhiều tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng. []
d) Trong kẹo cao su bạc hà có trộn tinh dầu bạc hà. []
e) Trong kẹo cao su bạc hà có mentol và menton. []
f) Trong kem đánh rang mùi bạc hà màu xanh, có trộng lá bạc hà nghiền nhỏ. []
g) Nước hoa là dung dịch tinh dầu thơn tách từ hoa quả thực vật. []
h) Nược hoa là dung dịch có chứa các chất thơm thiên nhiên hoặc tổng hợp và các chất phụ trợ khác. []
i) Dầu gió chế từ tinh dầu thảo mộc. []
a) S
b) S
c) Đ
d) Đ
e) Đ
f) S
g) S
h) Đ
i) Đ
Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M
M + H2O -> MOH + 0,5H2
nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol
=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol
Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)
Theo sơ đồ đường chéo:
Na 23 8
31
K 39 8
nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol
%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%
⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%
b) Phản ứng trung hòa
MOH + HCl → MCl + H2O
nHCl = nMOH = 0,1 mol
⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml
Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam
Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.
a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.
b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lít khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
a) Thể tích không khí trong phòng học: Vkk = 12x7x4 = 336(m3)
Thể tích oxi trong phòng: VO2 = Vkk/5 = 67,2 (m3)
b) Thể tích CO2 thở ra trong 1 phút của 50 học sinh: VCO2 = (50.2.16)/100 = 64 l
Trong 45 phút 50 học sinh này thở ra CO2:
64 x 45 = 2880(l) = 2,88(m3)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet