Bài tập xác định đồng phân của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?


Đáp án:
  • Câu A. 3 Đáp án đúng

  • Câu B. 8

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Giải thích:

Đáp án A Các amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N là: CH3NHCH2CH2CH3, CH3NHCH(CH3)CH3; CH3CH2NHCH2CH3. Chú ý: Bậc của amin khác với bậc của ancol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là?


Đáp án:

Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của X là: 3p4 .

Vậy cấu hình electron của X là: 1s22s2p63s23p4 .

Số electron trong X là: 16.

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?


Đáp án:

Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

Xem đáp án và giải thích
Tính thế điện cực chuẩn Eo của những cặp oxi hóa – khử sau : a) Eo(Cr3+/Cr) b) Eo(Mn2+/Mn)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thế điện cực chuẩn Eo của những cặp oxi hóa – khử sau :

a) Eo(Cr3+/Cr)

b) Eo(Mn2+/Mn)


Đáp án:

a.EoCr-Ni = +0,51 = EoNi2+/Ni - EoCr3+/Cr ⇒ EoCr3+/Cr = -0,26 – 0,51 = -0,77 V.

b. EoCd-Mn = +0,79 = EoMn2+)/Mn - EoCd2+/Cd ⇒ EoMn2+/Mn = 0,79 +(-0,4) = -0,39 V.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịchNaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan.Giá trị m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là

Đáp án:

Ta có: n Ala-Gly-Ala = 32,55 : 217 = 0,15 mol

Ala -Gly-Ala + 3NaOH → Muối + H2O

0,15             0,45           0,15

BTKL => mmuối = 47,85 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

nHNO3 = 1,5. 1,00 = 1,50 (mol)

nNO = 0,3(mol)

PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

Theo pt(1) nCu = 3/2nNO = 0,45 mol

Gọi nCuO = x mol

Ta có: mhỗn hợp = mCu + mCuO = 0,45. 64 + 80x = 30,00

⇒ x = 0,015 ⇒ nCuO = 0,015 mol ⇒ mCuO = 0,015. 80 = 1,2 g

(Hoặc mCuO = 30 - 0,45. 64 = 1,2g)

Theo pt(1) nCu(NO3)2 = nCu = 0,45 mol

Theo pt(2) nCu(NO3)2 = nCuO = 0,015 mol

⇒ Tổng nCu(NO3)2 = 0,45 + 0,015 = 0,465(mol)

CMCu(NO3)2 = 0,465/1,5 = 0,31 M

Theo pt (1) nHNO3 = 4. nNO = 4. 0,3 = 1,2 mol

Theo pt (2) nHNO3 = 2. nCuO= 2. 0,015 = 0,03 mol

nHNO3 (dư)= 1,5 - 1,2 – 0,03 = 0,27(mol)

CM HNO3 = 0,27/1,5 = 0,18 M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…