Cho sơ đồ điều chế chất E từ etilen : Etilen -- (H2SO4 loãng, to) ® A ® B -- (+A, H2SO4 đ)- ® E E là
Câu A. CH3COOCH3
Câu B. C2H5COOCH3
Câu C. HCOOC2H5
Câu D. CH3COOC2H5 Đáp án đúng
Khi cho CH2=CH2 tác dụng với H+ loãng tạo ra rượu sau đó cho các tác chất sẽ tạo thành CH3COOC2H5
a. So sánh đặc điểm cấu tạo của amin, amino axit và protein
b. So sánh tính chất hóa học của amin và amino axit
a. Amin là chất hữu cơ mà phân tử có nguyên tử N liên kết với 1,2 hay 3 gốc hidrocacbon
Amino axit là chất mà phân tử có chứa đồng thời hai loại nhóm chức là –COOH và –NH2
Protein: Hợp chất cao phân tử tạp từ các amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit –CO-NH-
b. So sánh tính chất hóa học của amin và amin axit
Amin có tính bazo: R-NH2 + HCl → RNH3Cl
Amino axit có tính lưỡng tính: tác dụng được với cả axit và bazo
Amino axit có thể trùng ngưng tạo thành polipeptit
Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột
a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron. Nếu Y nhận thêm electron để lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là?
Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p4
Vậy để lớp electron ngoài cùng bão hòa, Y cần nhận thêm 2 electron. Điện tích của ion thu được là 2-
Một hợp chất Ni - Cr có chứa 80% Ni và 20% Cr theo khối lượng. Hãy cho biết trong hợp chất này có bao nhiêu mol niken ứng với 1 mol crom.
1 mol Cr có mCr = 52 gam
Mà mNi = 4 mCr = 208 gam ⇒ Số mol Ni = 208 : 59 = 3,525 mol
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là z, x (trong 100 ml dung dịch A)
A + HCl: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)
Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295/129,5 = 0,01 (mol)
A + dd Br2:
C6H5OH + 3Br2 --> C6H2Br3OH + 3HBr (2)
z 3z z
C6H5NH2 + 3Br2 ---> C6H2Br3NH2 + 3HBr (3)
0,01 0,03 0,01
Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:
nHBr = (300.3,2%)/160 = 0,06 (mol) ⇒ 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol
CM anilin = CM phenol = 0,01/0,1 = 0,1 M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB