Bài tập về tính chất hóa học của glucozơ và fructozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận định nào dưới đây không đúng về glucozo và fructozo :


Đáp án:
  • Câu A. Glucozo và Fructozo đều tác dụng được với hidro tạo poliancol

  • Câu B. Glucozo và Fructozo đều tác dụng được với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch phức đồng màu xanh lam.

  • Câu C. Glucozo có phản ứng tráng bạc vì nó có tính chất của nhóm –CHO

  • Câu D. Khác với glucozo, fructozo không có phản ứng tráng bạc vì ở dạng mạch hở no không có nhóm –CHO Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án : D D sai vì Fructozo trong môi trường kiềm chuyển thành Glucozo nên có phản ứng tráng bạc.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích tại sao khi cho isoamyl axetat (dầu chuối) vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, nhưng khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích tại sao khi cho isoamyl axetat (dầu chuối) vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, nhưng khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất.



Đáp án:

Dầu chuối không tan trong nước vì nó không có khả năng tạo được liên kết hiđro với nước và vì khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu chuối nổi trên mặt nước (hoặc dung dịch kiềm).

Khi đun sôi và khuấy đều đã xảy ra phản ứng xà phòng hoá este :

CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + NaOH→ CH3COONa + OHCH2CH2CH(CH3)2

Sản phẩm phản ứng tan được trong nước (hoặc dung dịch kiềm dư) nên tạo thành dung dịch đồng nhất.




Xem đáp án và giải thích
Chất A có CTPT là C11H20O4. A tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propanol-2. Hãy viết CTCT của A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất A có CTPT là C11H20O4. A tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propanol-2. Hãy viết CTCT của A.


Đáp án:

A: C11H20O4 + NaOH muối + C2H5OH + CH3-CHOH-CH3

⇒ A là este tạo nên từ axit no 2 chức và 2 ancol trên

⇒ CTCT của A là: C2H5OOC-CH2-CH2-CH2-CH2-COO-CH-(CH3)2

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.


Đáp án:

Đặt công thức oxit sắt là Fe2Ox

Phương trình hoá học của phản ứng:

Dựa vào phương trình trên, ta có :

3,6 x 2(56+35,5x)=6,35(112+16x)

308x=616  ----->  x=2

Công thức của oxit sắt là Fe2O2, giản ước ta có công thức phân tử của oxit sắt là FeO.

 

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sục 0,02 mol Cl2 vào dung dịch chứa 0,06 mol FeBr2 thu được dung dịch A. Cho AgNO3 dư vào A thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 30,46

  • Câu B. 12,22

  • Câu C. 28,86

  • Câu D. 24,02

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là


Đáp án:

Giải

Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:

nCO2 = 0,36 mol,  

BTNT => nC= 0,36mol

mH2O= 23,4 -  mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam

=>nH2O = 0,42 mol

=> nH= 0,84 mol

nN2= 0,06 mol

BTNT => nN = 0,12 mol

nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol

Áp dụng định luật BTNT ta có:

nO(A) + nO(O2) =  nO(H2O) + nO(CO2)

=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol

Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt

x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2

=>CTPT (C3H7NO2)n

mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g

=>M(A) = 10,68/0,12 = 89

=> n=1

=> CTPT của A là: C3H7NO2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…