Bài tập về phản ứng giữa HCl và Na2CO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là dung dịch HCl nồng độ x mol/lit. Y là dung dịch Na2CO3 có nồng độ y mol/lit. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x:y bằng


Đáp án:
  • Câu A. 11:4

  • Câu B. 7:5 Đáp án đúng

  • Câu C. 11:7

  • Câu D. 7:3

Giải thích:

V1 = 0,1x – 0,1y ; V2 = ½ nHCl = 0,05x ; => V1/V2 = (0,1x – 0,1y)/0,05x = 4/7 => x/y = 7/5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định tên hợp chất của nitơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:


Đáp án:
  • Câu A. NH4HCO3

  • Câu B. (NH4)2CO3

  • Câu C. (NH4)2SO3

  • Câu D. NH4HSO3

Xem đáp án và giải thích
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.


Đáp án:

Cho bột kim loại sắt có lẫn nhôm vào dung dịch NaOH dư, chỉ có nhôm phản ứng, sắt sẽ không phản ứng

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

Sau khi khí bay ra hết, tức nhôm đã phản ứng hết, lọc dung dịch sau phản ứng thấy còn chất rắn không tan, đó là sắt.

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp bảo toàn điện tích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch Y gồm Al3+; Fe3+; 0,1 mol Na+0,2mol SO4 2-; 0,3 mol Cl-. Cho V lít dung dịch NaOH 1M, vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất thì giá trị V:


Đáp án:
  • Câu A.

    0,8

  • Câu B.

    0,7

  • Câu C.

    0,6

  • Câu D.

    0,5

Xem đáp án và giải thích
Khi phân hủy có xúc tác 122,5g Kaliclorat (KClO3) thể tích khí oxi (đktc) thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi phân hủy có xúc tác 122,5g Kaliclorat (KClO3) thể tích khí oxi (đktc) thu được bao nhiêu?


Đáp án:

nKClO3 = 1 mol

2KClO3 --t0-->  2KCl + 3O2

1 → 1,5 (mol)

Vậy VO2 = 1,5.22,4 = 33,6 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

    Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu         (1)

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu         (2)

    Có: nMg = 0,01 mol và nFe = 0,02 mol

    Theo (1) và (2), nếu Mg và Fe phản ứng hết thì thu được 0,03 mol Cu.

    Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là:

    0,03 .64 = 1,92 (gam)

    Thực tế chỉ thu được 1,88 gam kim loại. Chứng tỏ kim loại đã cho không phản ứng hết.

    Mg có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng trước.

    Lượng Cu sinh ra ở (1) là 0,01 mol tương ứng với khối lượng 0,64 (gam)

    Khối lượng Fe dư và Cu sinh ra ở (2) là: 1,88 – 0,64 = 1,24 (gam)

    Đặt khối lượng Fe tham gia ở (2) là x, khối lượng sắt dư là (1,12 – 56x) và khối lượng Cu sinh ra ở (2) là 64x.

    Ta có: (1,12 - 56x) + 64x = 1,24 ⇒ x = 0,015

    Lượng CuSO4 trong 250 ml dung dịch đã phản ứng hết:

    0,015 + 0,01 = 0,025(mol)

    Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là: 0,025/0,25 = 0,1mol/lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…