Câu A. 65,6
Câu B. 72,0.
Câu C. 70,4. Đáp án đúng
Câu D. 66,5.
Đáp án C Đặt nCO = x; nCO2 = y ⇒ nkhí = x + y = 0,5 mol mkhí = 28x + 44y = 0,5 × 20,4 × 2. ⇒ giải hệ cho: x = 0,1 mol; y = 0,4 mol. Lại có: CO + [O] → CO2 ⇒ nO mất đi = nCO2 = 0,4 mol. m = mY + mO mất đi = 64 + 0,4 × 16 = 70,4(g)
Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2 O
M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2 O
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.
35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)
⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)
Trình bày tính chất hóa học của magie clorua
Mang tính chất hóa học của muối:
Tác dụng với muối
MgCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Mg(NO3)2
Tác dụng với dung dịch bazo:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
Cho một lượng tristearin (triglixerit của axit stearic với glixerol) vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp ; đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất ; để nguội hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hồn hợp tách thành hai lớp : phía trên là chất rắn màu trẵng, dưới là chất lỏng. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.
Sản phẩm của phản ứng tan được trong nước nên thu được chất lỏng đồng nhất. Khi để nguội và thêm muối ăn vào hỗn hợp thì muối natri stearat nổi lên trên do nó nhẹ hơn lớp chất lỏng phía dưới. Muối ăn thêm vào nhằm làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của muối natri stearat.
Cho 17g H2S tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được 1 đơn chất. Tính khối lượng đơn chất thu được?
K2Cr2O7 + 3H2S + H2O → 2Cr(OH)3 + 3S + 2KOH
nH2S = 0,5 mol
nS = nH2S = 0,5 mol => mS = 0,5. 32 = 16g
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM = 4/5 = 0,8 mol/l
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB