Bài tập vận dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và giá trị của a là:


Đáp án:
  • Câu A. OH- và 0,4

  • Câu B. NO3- và 0,4 Đáp án đúng

  • Câu C. OH- và 0,2

  • Câu D. NO3- và 0,2

Giải thích:

Phương pháp: bảo toàn điện tích Trong X: nK + 2nMg + 2nNa = nCl + n.nY ; => a.n = 0,4; Vì trong dung dịch có Mg2+ nên Y không thể là OH- ; => Y chỉ có thể là NO3- : (0,4 mol) Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Khối lượng kim loại có trong bình phản ứng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Khối lượng kim loại có trong bình phản ứng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.


Đáp án:

  Khối lượng kim loại tăng: 1,88 – (1,12 + 0,24) = 0,52 (gam)

    Trước hết, Mg tác dụng với CuSO4:

    Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)

    nMg = 0,1 mol ⇒ n CuSO4 = 0,1 mol

    Từ (1) ⇒ 0,1 mol Mg tác dụng với 0,1 mol CuSO4, sinh ra 0,01 mol Cu đã làm cho khối lượng kim loại tăng: 0,01 .(64 – 24) = 0,4 (gam)

    ⇒ Phản ứng giữa Fe và CuSO4 làm cho khối lượng kim loại tăng:

    0,52 - 0,40 = 0,12 (gam)

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hóa +6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất tham gia phản ứng: (1). S+ F2 → (2). SO2 + H2S → (3). SO2 + O2 → (4). S+H2SO4(đặc, nóng) → (5). H2S + Cl2 (dư ) + H2O → (6). FeS2 + HNO3 → Khi các điều kiện xúc tác và nhiệt độ có đủ, số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hóa +6 là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp điều chế nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường

Đáp án:
  • Câu A. Điện phân dung dịch AlCl3

  • Câu B. Cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.

  • Câu C. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng

  • Câu D. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập đếm số thí nghiệm sinh ra chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiệ các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc. (c) Sục khí clo vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho PbS vào dung dịch HCl loãng. (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun, nóng. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là:


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 5

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Tơ nhân tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong số các loại tơ sau: tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ lapsan. Có bao nhiêu loại tơ thuộc tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp) ?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…