Bài tập nhận biết các dung dịch dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 3 dung dịch mất nhãn : glixerol, ancol etylic, fomanđehit. Có thể nhận ra mỗi dung dịch bằng :


Đáp án:
  • Câu A. Na

  • Câu B. AgNO3/NH3

  • Câu C. Br2 Đáp án đúng

  • Câu D. Cu(OH)2

Giải thích:

Có thể nhận ra mỗi dung dịch bằng Br2. Đáp án: C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là bao nhiêu ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)?


Đáp án:

nFe = nCu = 0,15 mol

- Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+

→ ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol

- Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6. 4): 3 = 0,8 mol

→ VHNO3 = 0,8 lít

Xem đáp án và giải thích
Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?


Đáp án:

Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

Điểm khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a) Fe2(SO4)3 + NaOH b) KNO3 + NaCl c) NaHSO3 + NaOH d) Na2HPO4 + HCl e) Cu(OH)2 (r) + HCl g) FeS (r) + HCl h) Cu(OH)2 (r) + NaOH (đặc) i) Sn(OH)2 (r) + H2SO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a) Fe2(SO4)3 + NaOH

b) KNO3 + NaCl

c) NaHSO3 + NaOH

d) Na2HPO4 + HCl

e) Cu(OH)2 (r) + HCl

g) FeS (r) + HCl

h) Cu(OH)2 (r) + NaOH (đặc)

i) Sn(OH)2 (r) + H2SO4


Đáp án:

a) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4 ( Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓)

b) KNO3 + NaCl: không phản ứng

c) NaHSO3 + NaOH → Na2SO3 + H2O (HSO3- + OH- → SO32- + H2O)

d) Na2HPO4 + 2HCl → 2NaCl + H3PO4 ( HPO42- + 2H+ ↔ H3PO4)

e) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O (Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O)

f) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ (FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑)

h) Cu(OH)2r + NaOH: không phản ứng.

i) Sn(OH)2 + H2SO4 → SnSO4 + 2H2O (Sn(OH)2 + 2H+ → Sn2+ + 2H2O)

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu dược 10,08 lít khí (đkc). Biết Fe chiếm 60,87% về khối lượng. Giá trị m là

Đáp án:
  • Câu A. 13,8 gam

  • Câu B. 9,6 gam

  • Câu C. 6,9 gam

  • Câu D. 18,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam muối rắn. Hỏi muối là gì và tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam muối rắn. Hỏi muối là gì và tìm m?


Đáp án:

Số mol Fe là: nFe = 0,1 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 → 0,1 (mol)

Cô cạn dung dịch A thu được muối rắn là FeCl2

Khối lượng FeCl2 thu được là:

mFeCl2 = nFeCl2.MFeCl2 = 0,1.127 =12,7gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…