Bài tập Fe tác dụng với dung dịch HCl và FeCl3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại t mol kim loại không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z, t là.


Đáp án:
  • Câu A. 2x = y + z + t

  • Câu B. x = y + z – t

  • Câu C. x = 3y + z – 2t Đáp án đúng

  • Câu D. 2x = y + z + 2t

Giải thích:

Chọn D - Vì sau phản ứng còn kim loại dư nên Fe chỉ bị oxi hóa lên Fe2+. BT: e => 2nFe = nFeCl3 + nHCl => 2(x - t) = y + z => 2x = y + z + 2t .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ghi Đ (đúng ) hoặc S (sai ) vào ô trống bên cạnh các câu sau: a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa. b) Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng. c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được xà phòng. d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt tổng hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ghi Đ (đúng ) hoặc S (sai ) vào ô trống bên cạnh các câu sau:

a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.

b) Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.

c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được xà phòng.

d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt tổng hợp.


Đáp án:

a. Đ

b. S. Câu đúng phải là “muối natri hoặc kali của axit béo là thành phần chính của xà phòng”.

c. Đ

d. Đ

Xem đáp án và giải thích
Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?


Đáp án:

Chất stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Trong bảng tuần hoàn có gần 90 nguyên tố kim loại, chúng nằm ở các vị trí như sau:

Nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA.

Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

Các nhóm B từ IB đến VIIIB.

Họ lantan và họ actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho Na dư vào dung dịch Fe2(SO4)3, FeCl2 và AlCl3 thì có hiện tượng xảy ra ở cả 3 cốc là :

Đáp án:
  • Câu A. có kết tủa

  • Câu B. có khí thoát ra

  • Câu C. có kết tủa rồi tan

  • Câu D. không hiện tượng

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là gì?


Đáp án:

Phản ứng xảy ra khi hỗn hợp tác dụng với nước:

Na2O + H2O → 2NaOH

Các phản ứng xảy ra tiếp theo:

NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

NaHCO3+ NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + NaCl

Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại NaCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…