Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2 , phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 9 Đáp án đúng
Câu D. 8
Phân tích: Công thức phân tử C5H10O2 , phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng tráng bạc thì chất X phải là axit hoặc là este nhưng este đấy không chứa gốc HCOO-. Vậy các CTCT cần tìm là: CH3CH2CH2CH2COOH, CH3CH(CH3)CH2COOH, CH3CH2CH(CH3)COOH, CH3C(CH3)2COOH, CH3CH2CH2COOCH3, CH3CH2COOCH2CH3, CH3CH(CH3)COOCH3, CH3COOCH2CH2CH3, CH3COOCH(CH3)CH3; Vậy có tất cả là 9 CT
Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).
a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3
b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4
c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2
Viết các phương trình hóa học nếu có.
- Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối ở phần a) và b).
a) K2SO4 và Fe2(SO4)3
K2SO4 + NaOH → không phản ứng
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓ nâu đỏ
b) Na2SO4 và CuSO4
Na2SO4 + NaOH → không phản ứng
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh
c) Cả NaCl và BaCl2 đều không phản ứng với NaOH nên dùng NaOH không thể phân biệt được hai dung dịch này.
Trong một nhà máy rượu, người ta sử dụng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Để sản xuất 1,0 tấn ancol etylic thì cần bao nhiêu lượng mùn cưa
(C6H10O5)n (162n) → nC6H12O6 → 2nC2H5OH (92n tấn)
⇒ mxenlulozo = 1 . 162n/92n = 81/46 tấn
H = 80% ⇒ mxenlulozo cần = 81/46 : 80% = 2,2 tấn
⇒ mmùn cưa = 2,2: 50% = 4,4 tấn
Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc
Khi đồng và nhôm tiếp xúc trực tiếp nhau 1 thời gian thì tại điểm tiếp xúc ấy xảy ra hiện tượng "ăn mòn điện hoá". Hiện tượng này làm phát sinh một chất có điện trở lớn, làm giảm dòng điện đi qua dây.
Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là?
Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl
FeO + 2H+ --> Fe2+ + H2O
Fe2O3 + 6H+ --> 2Fe3+ + 3H2O
a/232 2a/232
Hoà tan Cu vào dung dịch trên:
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Khi Cu tan hoàn toàn tức là:
nCu >= 0,5nFe3+
=> 64a >= 232b hay 64a > 232b
Câu A. Kim loại natri, kali tác dụng được với nước ở điều kiện thường, thu được dung dịch kiềm
Câu B. Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.
Câu C. Sắt là kim loại nhẹ, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.
Câu D. Nhôm tác dụng được với dung dịch natri hiđroxit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB