Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?


Đáp án:

Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :

Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho 50 ml dung dịch X chứa 3,51 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag. Đun nóng 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của glucozơ có trong dung dịch Y là ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch X chứa 3,51 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag. Đun nóng 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của glucozơ có trong dung dịch Y là ?


Đáp án:

nAg = 0,02 mol

⇒ nglucozơ = 0,01 mol

⇒ msaccarozơ =(3,51 - 180.0,01) : 312 = 0,005 mol

Trong 100g dung dịch X: nglucozơ = 0,02 mol; nsaccarozơ = 0,01 mol

Saccraozơ → glucozơ + fructozơ

⇒ nglucozơ = 0,02 + 0,01 = 0,03 mol

CM glucozơ = 0,03 : (0,1 + 0,1) = 0,15

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là gì?


Đáp án:

(CuFeS2)0 (x) → Cu+2 + Fe+3 + 2S+6 + 17e (17x mol)

N+5 + 1e (y) → N+4 (y mol)

Bảo toàn e ⇒ 17x = y

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X chứa hai triglixerit bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 6,44 gam glyxerol và ba muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng là 10 : 7 : 4. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 89,04 gam X cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X chứa hai triglixerit bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 6,44 gam glyxerol và ba muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng là 10 : 7 : 4. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 89,04 gam X cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là


Đáp án:

nC3H5(OH)3 = 0,07 mol => m muối = 0,21 mol

Muối gồm C15H31COONa (0,1); C17H33COONa (0,07); C17H35COONa (0,04)

Quy đổi muối thành HCOONa (0, 21); CH2 (0,1.15 + 0,07.17 + 0,04.17 = 3,37); H2 ( -0,07)

=> X gồm (HCOO)3C3H5 (0,07 mol); CH2 (3,37 mol); H (-0,07 mol) => mX = 59,36 gam

nO2 = 0,07.5 + 3,37.1,5 - 0,07.0,5 = 5,37

Tỉ lệ đốt 59,36 gam X cần 5,37 mol O2

=> Đốt 89,04 gam X cần 8,055 mol O2

Xem đáp án và giải thích
Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?


Đáp án:

Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…