Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?


Đáp án:
  • Câu A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

  • Câu B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa. Đáp án đúng

  • Câu D. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.

Giải thích:

Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là?


Đáp án:

nH2S= nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol) ⇒ %VH2S = 0,1.22,4/8,96.100% = 25%

Xem đáp án và giải thích
Nung một lượng NH3 trong bình kín. Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất khí trong bình tăng 1,5 lần so với áp suất ban đầu. Tỉ lệ NH3 bị phân hủy là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung một lượng NH3 trong bình kín. Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất khí trong bình tăng 1,5 lần so với áp suất ban đầu. Tỉ lệ NH3 bị phân hủy chiếm bao nhiêu?


Đáp án:

2NH3 → N2 + 3H2

Áp suất trong bình sau tăng 1,5 lần so với ban đầu ⇒ (ntrước)/(nsau) = 2/3

Giả sử ban đầu có 2 mol NH3, x là số mol NH3 bị phân hủy

nsau = nNH3 dư + nN2 + nH2 = 2 – x + 0,5x + 1,5x = 3 mol

⇒ x = 1 ⇒ 50% NH3 phân hủy

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?



Đáp án:

– Do Cu có phân lớp d đầy đủ nhưng cấu trúc chưa hoàn toàn bền vững nên nguyên tử có thể bị kích thích chuyển thành trạng thái  3d94snên ngoai hóa trị I Cu thường có hóa trị II khi kết hượp với các nguyên tử khác

- Khả năng Cu tác dụng với các axit

+ Cu không tác dụng với các axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4 (l)

+ Cu tác dụng với các axit có tính oxi hóa như H2SO4(đ), HNO3,…

Cu + 2H2SO4 (đ) →  CuSO4 + SO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 (l) →  3Cu(NO3)2 + 2NO  + 4H2O

Cu + 4HNO3 (đ)  →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O




Xem đáp án và giải thích
Bằng những thực nghiệm nào chứng minh cấu tạo của glucozơ có những đặc điểm sau: a) Mạch cacbon trong phân tử là mạch không phân nhánh, có chứa 6 nguyên tử cacbon. b) Trong phân tử có 5 nhóm OH. c) Trong phân tử có nhóm chức CH=O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những thực nghiệm nào chứng minh cấu tạo của glucozơ có những đặc điểm sau:

a) Mạch cacbon trong phân tử là mạch không phân nhánh, có chứa 6 nguyên tử cacbon.

b) Trong phân tử có 5 nhóm OH.

c) Trong phân tử có nhóm chức .





Đáp án:

a) Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan, điều đó chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 6 nguyên tử cacbon và tạo thành mạch không phân nhánh.

b) Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH.

c) Phân tử glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic vậy trong phân tử có nhóm chức 




Xem đáp án và giải thích
Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?


Đáp án:

Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…