Theo số liệu ở bảng 1 Bài 1 trang 8: a) Hãy tính khối lượng g của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 notron, 7 electron) (Đây là phép tính gần đúng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo số liệu ở bảng 1 Bài 1 trang 8:

a) Hãy tính khối lượng g của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 notron, 7 electron) (Đây là phép tính gần đúng).

b) Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử.


Đáp án:

a) Tổng khối lượng của electron: 7 × 9,1.10-28 = 63,7.10-28g

- Tổng khối lượng của proton: 7 × 1,67.10-24 = 11,69.10-24g

- Tổng khối lượng của notron: 7 × 1,675.10-24 = 11,72.10-24g

Khối lượng của nguyên tử nitơ = me + mp + mn = 23,43.10-24g.

b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch bazo tạo ra hai muối và một ancol no đơn chức mạch hở. Cho 17,7 gam X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là :

Đáp án:
  • Câu A. 28,9 gam

  • Câu B. 24,1 gam

  • Câu C. 24,4 gam

  • Câu D. 24,9 gam

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch phản ứng với Cu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dung dịch sau: H2SO4 (loãng); FeCl3; ZnCl2; AgNO3; HNO3 loãng; hỗn hợp HCl và KNO3. Số dung dịch phản ứng với Cu là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Xác định kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. Al và AgCl

  • Câu B. Fe và AgCl

  • Câu C. Cu và AgBr

  • Câu D. Fe và AgF

Xem đáp án và giải thích
Tầng ozon nằm ở độ, cao nào? Tác dụng của tầng ozon và tác hại khi nó bị thủng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tầng ozon nằm ở độ, cao nào? Tác dụng của tầng ozon và tác hại khi nó bị thủng?



Đáp án:

Tầng ozon nằm phía trên tầng đối lưu và đáy tầng bình lưu, có độ cao 20-30 km tuỳ theo vĩ độ.

Tầng ozon có tác dụng như lá chắn, ngăn không cho tia cực tím (tia tử ngoại) từ mặt trời chiếu xuống mặt đất, bảo vệ sự sống trên bề mặt trái đất.

Khi tầng ozon bị thủng, tia cực tím qua những lỗ thủng này tới mặt đất gây ra bệnh ung thư da, huỷ hoại mắt,...

Chất gây thủng tầng ozon là chất CFC (cloflocacbon) như CCl2F2,CCl3F,...có tên chung là freon được dùng làm chất tải nhiệt trong các hệ thống làm lạnh (tủ lạnh, máy điều hoà, ...).




Xem đáp án và giải thích
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chưa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng sẽ thu được được bao nhiêu mol CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chưa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng sẽ thu được được bao nhiêu mol CO2


Đáp án:

nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol

Khi cho từ từ HCl vào dung dịch xảy ra phản ứng theo thứ tự:

H+ + CO32- → HCO3-

0,02    0,02    0,02 (mol)

nH+ còn = 0,01 mol; nHCO32- = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

H+ + HCO3- → CO2 + H2O

0,01        0,04

⇒ nCO2 = nH+ = 0,01 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…