Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.
a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.
b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lít khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
a) Thể tích không khí trong phòng học: Vkk = 12x7x4 = 336(m3)
Thể tích oxi trong phòng: VO2 = Vkk/5 = 67,2 (m3)
b) Thể tích CO2 thở ra trong 1 phút của 50 học sinh: VCO2 = (50.2.16)/100 = 64 l
Trong 45 phút 50 học sinh này thở ra CO2:
64 x 45 = 2880(l) = 2,88(m3)
Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích:
a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.
c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
a) Hiện tượng vật lí vì dây sắt bị thay đổi hình dạng.
b) Hiện tượng vật lí vì axit axetic không biến đổi thành chất khác.
c) Hiện tượng hóa học vì sắt đã biến thành nâu đỏ nâu.
d) Hiện tượng hóa học vì rượu đã chuyển thành giấm ăn.
Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
- Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.
- Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.
- Tiến hành thí nghiệm: Như sgk.
- Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.
+ Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4.
2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
+ Phân kali clorua và phân supephotphat kép:
Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl
Ống nghiệm không có ↓ => dd Ca(H2PO4)2
AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3
Ag+ + Cl- → AgCl↓
Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nHCl = 0,15
pH = 1 —> [H+] = 0,1 —> nH+ = 0,01
—> nOH- = nH+ phản ứng = 0,15 – 0,01 = 0,14
nOH- = 2nO + 2nH2 —> nO = 0,05
m kim loại = 9,15 – mCl- = 9,15 – 0,14.35,5 = 4,18g
—> m = m kim loại + mO = 4,18 + 0,05.16 = 4,98g
Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:
- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư
Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.
PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr
- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 dư
Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.
PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O
Cho a gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Tìm a?
Phương trình phản ứng hóa học:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
n↑= nCO2= 0,15mol
⇒ nNa2CO3= nCO2= 0,15 mol
⇒ a = mNa2CO3= 0,15.106 = 15,9g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB