Axit axetic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chấy X (có M = 60 và chứa C,H,O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là:

Đáp án:
  • Câu A. axit axetic Đáp án đúng

  • Câu B. metyl fomat

  • Câu C. Ancol propylic

  • Câu D. Axit fomic

Giải thích:

Đáp án A. X vừa tác dụng được với Na, NaOH, NaHCO3 ; => X là axit cacboxylic. Mặt khác MX = 60 ; => X là CH3COOH.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại - Tính chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại natri tác dụng với bao nhiêu chất sau: H2SO4, NaOH, O2, Cl2?

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Cho 14,9 gam muối kali halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 28,7 gam một kết tủa. Công thức của muối X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,9 gam muối kali halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 28,7 gam một kết tủa. Công thức của muối X là gì?


Đáp án:

KY + AgNO3 → KNO3 + AgY ↓

nKY = nAgY ⇒ 14,9/(39+Y)=28,7/(108+Y) ⇒ Y = 35,5 (Cl) ⇒ Muối X là KCl

Xem đáp án và giải thích
Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH. a) Tính nồng độ mol của dung dịch này. b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH.

a) Tính nồng độ mol của dung dịch này.

b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?


Đáp án:

a)

nNaOH = 0,2 mol; 800ml = 0,8l

CM = 0,2/0,8 = 0,25 mol/l

b) nNaOH có trong 200ml dung dịch NaOH 0,25M là

nNaOH = (200.0,25)/1000 = 0,05 mol

Vdd = 0,05/0,1 = 0,5l = 500 ml

Xem đáp án và giải thích
 Hãy tìm thể tích khí ở đktc của:    - 0,25 mol CO2;     - 0,25 mol O2;    - 21g N2;     - 8,8g CO2; - 9.1023 phân tử H2;     - 0,3.1023 phân tử CO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy tìm thể tích khí ở đktc của:

   - 0,25 mol CO2;     - 0,25 mol O2;

   - 21g N2;     - 8,8g CO2;

- 9.1023 phân tử H2;     - 0,3.1023 phân tử CO.


Đáp án:

 - VCO2 = nCO2 . 22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 (l)

   - VO2 = nO2.22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 (l)

   - nN2 =  0,75(mol)

   →VN2 = nN2.22,4 = 0,75.22,4= 16,8 (l)

   -nCO2= 0,2 mol

 →VCO2 = nCO2. 22,4 = 0,2.22,4 = 4,48 (l)

   -nH2= 1,5(mol)

   →VH2 = nH2. 22,4 = 1,5. 22,4 = 33,6 (l)

  -nCO= 0,05(mol)

   →VCO = nCO. 22,4 = 0,05. 22,4 = 1,12 (l)

Xem đáp án và giải thích
Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.


Đáp án:

- Phân tử HCl: Obian ls chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết σ.

- Phân tử C2H4: Trong phân tử etilen (C2H4) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa sp2. Các obitan lai hóa tạo một liên kết σ giữa hai nguyên tử cacbon và hai liên kết σ với hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết π. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.

- Phân tử CO2: Phân tử CO2 có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electrón độc thân của nguyên tử c xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electrón độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết σ. Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết π.

- Phân tử N2: Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết σ. Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nến 2 liên kết K. Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết σ và 2 liên kết π.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…