a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro. ( xem lại hình 2.6, trong SGK về phản ứng này).
b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohidric đã phản ứng là 6,5g và 7,3g, khối lượng của chất kẽm clorua là 13,6g.
Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.
a) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2
b) mH2 = (mZn + mHCl) - mZnCl2
= (6,5 + 7,3) – 13,6 = 0,2(g)
Làm thế nào để chuyển NaHCO3 thành Na2CO3, Ca(HCO3)2 thành CaCO3 và ngược lại?
2NaHCO3 --t0--> Na2CO3 + CO2 + H2O
Na2CO3 + CO2 + H2O ---> 2NaHCO3
Ca(HCO3)2 --t0--> CaCO3 + CO2 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O --> Ca(HCO3)2
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.
c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.
a) Phương trình hóa học của các phản ứng:
4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4 CO2 (1).
3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2).
b)Theo phương trình phản ứng trên ta có:
Muốn khử 1 mol Fe3O4 cần 4 mol CO.
Muốn khử 0,2 mol Fe3O4 cần x mol CO.
x= 0,2.4 = 0,8 mol CO.
VCO = 0,8 .22,4 = 17,92 lít.
Muốn khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.
Muốn khử 0,2 mol Fe2O3 cần y mol H2.
y = 0,2 .3 = 0,6 mol.
VH2= 0,6 .22,4 = 13,44l.
c) Ở phản ứng (1) khử 1 mol Fe3O4 được 3 mol Fe.
Vậy khử 0,2 mol Fe3O4 được 0,6 mol Fe.
mFe = 0,6 .56 = 33,6g Fe.
Ở phản ứng (2) khử 1 mol Fe2O3 được 2 mol Fe.
Vậy khử 0,2 mol Fe2O3 được 0,4 mol Fe.
mFe = 0,4 .56 = 22,4g Fe.
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 6
Câu D. 5
Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lít H2 (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại ?
Ta có: nH2 = 0,2 mol
1,5g chất rắn còn lại trong bình là khối lượng Cu vì Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
⇒%mCu = (1,5/7).100% = 21,43%
⇒mFe và Al = mhh – mCu = 7 -1,5 = 5,5g
Đặt: nAl = x mol
nFe = y mol
⇒ Ta có phương trình khối lượng: 27x + 56y = 5,5 (1)
Phương trình phản ứng hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
x 1,5x
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
y y mol
Ta có: nH2= 1,5x + y = 0,2 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 27x + 56y = 5,5 & 1,5x + y = 0,2
⇒%mAl = ((0,1.27)/7).100% = 38,57%
⇒%mFe = 100% – 38,57% – 21,43% = 40%
Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
Câu A. 17,28.
Câu B. 21,60.
Câu C. 19,44.
Câu D. 8,90.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet