a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-). b) Những điện tích ở ion Li+ và O2- do đâu mà có?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-).

b) Những điện tích ở ion Li+ và O2- do đâu mà có?

c) Nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống Li+ và nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống O2-.

d) Vì sao 1 nguyên tử oxi kết hợp được với 2 nguyên tử liti?


Đáp án:

a) Cấu hình electron của cation liti (Li+) là 1s2 và anion oxit (O2-) là 1s22s22p6.

b) Điện tích ở Li+ do mất 1e mà có, điện tích ở O2- do O nhận thêm 2e mà có.

c) Nguyên tử khí hiếm He có cấu hình electron giống Li+

Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình electron giống O2-

d) Vì mỗi nguyên tử liti chỉ có thể nhường 1e, mà một nguyên tử oxi thu 2e.

2Li → 2Li+ + 2e;

O + 2e → O2-;

2Li+ + O2- → Li2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% tính khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% tính khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ


Đáp án:

Số gam xenlulozơ đã tham gia phản ứng là 32,4.60%. Gọi x là số gam ancol etylic được tạo thành.

Theo (1) và giả thiết ta có :

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh phần trăm khối lượng của cacbon trong các chất sau: CH4, CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh phần trăm khối lượng của cacbon trong các chất sau: CH4, CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3.


Đáp án:

Phân tử các chất chỉ có 1 nguyên tử C nhưng phân tử khối tăng dần nên thành phần phần trăm khối lượng C trong các hợp chất được sắp xếp : CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3.

 

Xem đáp án và giải thích
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: "Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được: Đâu có ... là có ..."
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: "Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được: Đâu có ... là có ..."


Đáp án:

Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được

   Đâu có vật thể là có chất.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.

 

Đáp án:

1. Axit

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl

+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ : H2SO4, H3PO4

+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

2. Bazo

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

Ví dụ : KOH → K+ + OH–

+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–

Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+

3. Muối

Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-

+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+

Xem đáp án và giải thích
Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?


Đáp án:

nMg = 0,2 (mol), nS = 0,1 (mol)

Mg + S → MgS

0,2 0,1 0,1 (mol) , Mg dư

mCr = mMgS + mMg = 0,1. (24+32) + 0,1.24 = 8 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…