a) Thế nào là lớp và phân lớp electron ? Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron? b) Tại sao lớp N chứa tối đa 32 electron.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Thế nào là lớp và phân lớp electron ? Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?

b) Tại sao lớp N chứa tối đa 32 electron.


Đáp án:

a) Lớp electron là gồm các electron có năng lượng gần bằng nhau

Phân lớp electron là gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau

Lớp và phân lớp khác nhau ở điểm: Lớp thì gồm các electron có năng lượng gần bằng nhau còn phân lớp thì các electron có năng lượng bằng nhau

b) Lớp N là lớp thứ 4 có các phân lớp s, p, d, f có số electron tối đa tương ứng các phân lớp là 2, 6, 10, 14 ([....]4s24p64d104f14) nên số electron tối đa là 32.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Tìm chất béo đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Tìm chất béo đó?


Đáp án:

RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.

Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.

⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)

⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, ta thấy hiện tượng?

Đáp án:
  • Câu A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.

  • Câu B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.

  • Câu C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.

  • Câu D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Tìm mối liên hệ giữa h, a và b 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Tìm mối liên hệ giữa h, a và b 


Đáp án:

Hiệu suất thủy phân là h thì số mol glucozo sau phản ứng là 2.a.h và số mol mantozo dư là a(1-h).

⇒ Số mol Ag là: b = 2.2.a.h + 2.a.(1-h) ⇒ b = 2ah + 2a

⇒ h = (b-2a)/2a

Xem đáp án và giải thích
Ozon và hiđro peoxit có những tính chất hóa học nào giống nhau, khác nhau? Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ozon và hiđro peoxit có những tính chất hóa học nào giống nhau, khác nhau? Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

Giống nhau: Đều có tính oxi hóa.

O3 + 2KI + H2O -> I2 + 2KOH + O2

H2O2 + 2KI -> I2 + 2KOH

Khác nhau: H2O2 có tính khử

H2O2 + Ag2O -> 2Ag + H2O + O2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…