a. So sánh đặc điểm cấu tạo của amin, amino axit và protein b. So sánh tính chất hóa học của amin và amino axit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. So sánh đặc điểm cấu tạo của amin, amino axit và protein

b. So sánh tính chất hóa học của amin và amino axit


Đáp án:

a. Amin là chất hữu cơ mà phân tử có nguyên tử N liên kết với 1,2 hay 3 gốc hidrocacbon

Amino axit là chất mà phân tử có chứa đồng thời hai loại nhóm chức là –COOH và –NH2

Protein: Hợp chất cao phân tử tạp từ các amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit –CO-NH-

b. So sánh tính chất hóa học của amin và amin axit

Amin có tính bazo: R-NH2 + HCl → RNH3Cl

Amino axit có tính lưỡng tính: tác dụng được với cả axit và bazo

Amino axit có thể trùng ngưng tạo thành polipeptit

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3. a) Viết các phương trình phản ứng hóa học. b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.

a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

VHCl = 200ml = 0,2 lít

nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.

a) Phương trình phản ứng hóa học :

Cu + 2HCl        --> CuCl2 + H2

x         2x

Fe2O3  + 6HCl  --> 2FeCl3 + 3H2O

y               6y

b) Từ phương trình phản ứng trên ta có:

nHCl (1) = 2.nCuO = 2x mol

nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y mol

⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)

mCuO = (64 + 16).x = 80x g; mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y g

Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g

⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)

Thay x vào (∗) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7

⇒ 0,5 - 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 mol

Thay y vào (∗∗) ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 mol

⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g

mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được muối và ancol đa chức. Công thức cấu tạo của X là


Đáp án:
  • Câu A. CH3–COO–CH(CH3)2

  • Câu B. CH3–COO–CH2–CH2-OOCH.

  • Câu C. CH3–OOC-COO–CH2CH3

  • Câu D. CH3–COO–CH=CH2

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Quá trình tác dụng giữa cacbon và canxi oxit sẽ tạo thành canxi cacbua hay còn gọi là quá trình sản xuất

Đáp án:
  • Câu A. axetylen

  • Câu B. canxi xianamit

  • Câu C. thép

  • Câu D. đất đèn

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển hóa sau: Cr → Cr2O3 → Cr2(SO4)3 → Cr(OH)3 → Cr2O3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển hóa sau:

Cr → Cr2O3 → Cr2(SO4)3 → Cr(OH)3 → Cr2O3


Đáp án:

(1) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

(2) Cr2O3 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O

(3) Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4

(4) 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa?


Đáp án:

nsaccarozo = 34,2:342 = 0,1 (mol)

C12H22O11 + H2O (H+ ) → C6H12O6+ C6H12O6

CH2OH-[CHOH]4CHO+ 2[Ag(NH3)2]OH (to) → CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)

Số mol bạc nAg = 2nglucozo = 2nsaccarozo = 0,2 mol

=> Khối lượng bạc là: 0,2.108 = 21,6 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…