a. Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa các vật liệu polime : Chất dẻo, tơ, cao su và keo dán?
b. Phân biệt chất dỏe và vật liệu compozit
a) Giống nhau: Đều có thành phần polime
Khác nhau: Về tính chất:
+ Chất dẻo: có tính dẻo
+ Tơ: hình sợi dài, mảnh, mềm, dai
+ cao su; Có tính đàn hồi
+ Keo dán: có khả năng kết dính
b) Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo
Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO
Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:
a) CaO và CaCO3.
Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.
Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
b) CaO và MgO.
Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.
Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
Khi nung hỗn hợp gồm cát trắng và than cốc trong lò điện đến 3500o C, thì thu được một hợp chất chứa khoảng 70% Si và khoảng 30%C. Viết Phương trình hóa học của phản ứng đó biết rằng một trong các sản phẩm của phản ứng là cacbon monoxit.
SixCy
Ta có: x : y = % Si/28 : % C/12 = 70/28 : 30/12 = 1:1
Công thức của hợp chất tạo thành sau phản ứng là SiC
PTHH: SiO2 + 3C ---t0--> SiC + 2CO
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là
Xenlulozơ: (C6H10O5)n = 162n = 4860000 ⇒ n = 30000
Hỗn hợp X gồm một ankađien và hiđro có tỷ lệ mol là 1 : 2. Cho 10,08 lít hh X qua Ni nung nóng thu được hh Y. Tỉ khối của hỗn hợp Y đối với hh X là 1,25. Hãy cho biết khi cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì có bao nhiêu mol Br2 đã tham gia phản ứng?
nX = 0,45 mol ⇒ nankadien = 0,15 mol; nH2 = 0,3 mol.
MY/MX = nX/nY = 1,25
⇒ nY = 0,36 mol
nkhí giảm = nX – nY = 0,09 = nH2 pư
Ta có nπ = 2nankadien = nH2 pư + nBr2 = 0,3 mol
⇒ nBr2 = 0,21 mol
Để phân biệt tinh bột và xenlulozo ta dùng:
Câu A. phản ứng màu với dung dịch I2
Câu B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng
Câu C. phản ứng tráng bạc
Câu D. phản ứng thủy phân
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet