a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau: - Tính kim loại hay tính phi kim. - Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro. - Công thức hợp chất khí của brom với hiđro. b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).


Đáp án:

a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.

b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Liên kết ion được tạo thành giữa liên kết gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết ion được tạo thành giữa liên kết gì?


Đáp án:

Liên kết ion được tạo thành giữa một nguyên tử kim loại mạnh và một nguyên tử phi kim mạnh.

Xem đáp án và giải thích
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. a) Tính phân tử khối của hợp chất. b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.

a) Tính phân tử khối của hợp chất.

b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).


Đáp án:

a. PTK của hợp chất nặng hơn phân tử hidro 31 lần

Phân tử khối của phân tử hidro là 1.2 = 2 đvC

⇒ Phân tử khối của hợp chất là: 2.31 = 62 đvC

b. PTK hợp chất = 2.NTK X + 1.NTK O = 62 đvC

⇒ 2.NTK X + 16 = 62 đvC

NTK X = (62-16)/2 = 23 đvC

Vậy nguyên tử khối của X là 23. Nguyên tố X là natri (Na)

Xem đáp án và giải thích
Đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây là đisaccarit?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ

  • Câu B. Glucozơ

  • Câu C. Amilozơ

  • Câu D. Xenlulozơ

Xem đáp án và giải thích
Cho 25 gam KMnO4 (có a% tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí clo. Để khí clo sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 83 gam KI tạo I2, giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 25 gam KMnO4 (có a% tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí clo. Để khí clo sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 83 gam KI tạo I2, giá trị của a là


Đáp án:

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

nCl2 = 1/2. nKI = 0,25 mol

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O

nKMnO4 = 2/5.nCl2 = 0,1 mol ⇒ mKMnO4 = 15,8g

a = 100% – 15,8/25.100% = 36,8%

Xem đáp án và giải thích
heo tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước uống không được vượt quá 3mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml 1 mẫu nước, lượng kết tủa tối thiểu là bao nhiêu cho thấy mẫu nước đã bị nhiễm đồng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

heo tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước uống không được vượt quá 3mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml 1 mẫu nước, lượng kết tủa tối thiểu là bao nhiêu cho thấy mẫu nước đã bị nhiễm đồng?


Đáp án:

Cu2+ + H2S → CuS + 2H+

Nồng độ CuS < 3mg/l

⇒ Trong 500ml mẫu nước nCuS < 3/64. 0,5 = 0,0234 mmol = 0,0000234mol

⇒ mCuS < 0,0000234. 98 = 0,00229g

Vậy lượng kết tủa tối thiểu cho thấy mẫu nước đã nhiễm đồng là 0,0023mg

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…