Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín: a) C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = 131 kJ b) CO(k) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k); ΔH = - 41kJ Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biên đổi một trong các điều kiện sau: - Tăng nhiệt độ. - Thêm lượng hơi nước vào. - Thêm khí H2 vào. - Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. - Dùng chất xúc tác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

a) C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = 131 kJ

b) CO(k) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k); ΔH = - 41kJ

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biên đổi một trong các điều kiện sau:

- Tăng nhiệt độ.

- Thêm lượng hơi nước vào.

- Thêm khí H2 vào.

- Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

- Dùng chất xúc tác.


Đáp án:

a) C(r) + H2O(k) ⇌ CO(k) + H2(k); ΔH > 0

b) CO(k) + H2O(k) ⇌ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0

  Phản ứng a Phản ứng b
Tăng nhiệt độ
Thêm lượng hơi nước
Thêm khí H2 vào.
Tăng áp suất Không đổi
Chất xúc tác Không đổi Không đổi

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết khi hòa tan hết 106 g Na2CO3 trong 500 g nước ở 18oC thì được dung dịch bão hòa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết khi hòa tan hết 106 g Na2CO3 trong 500 g nước ở 18oC thì được dung dịch bão hòa.


Đáp án:

Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC là:

Áp dụng công thức: S = 106/500 = 21,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là : Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+ a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là :

Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+

a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa

b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực

c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa


Đáp án:

Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni

a. Cực âm (anot) nơi xảy ra sự oxi hóa ⇒ Fe là cực âm

Cực dương (catot) nơi xảy ra sự khử ⇒ Ni là cực dương

b. Fe → Fe2+ + 2e : Cực (-) ; Ni2+ + 2e → Ni : Cực (+)

c. Eopin= EoNi2+/Ni - EoFe2+/Fe = -0,23 – (-0,44) = 0,21 V

Xem đáp án và giải thích
Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.


Đáp án:

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.

Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.

Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.

=> kim loại ban đầu là Fe.

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 => kim loại ban đầu là Al.

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2

Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg.

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định phần của mỗi kim loại trong hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định phần của mỗi kim loại trong hợp kim.


Đáp án:

Gọi số mol Cu, Ag lần lượt là x và y ⇒ 64x + 108y = 3 (1)

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Theo pt số mol Cu(NO3)2 và số mol AgNO3 lần lượt cũng là x và y

⇒ 188x + 170y = 7,34 (2)

Từ (1), (2) ⇒ x = 0,03; y = 0,01

%mCu = [0,03.64]/3 . 100% =64%

=> %mAg = 36%

Xem đáp án và giải thích
ừ một tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ, có thể sản xuất được bao nhiêu gam glucozo, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

ừ một tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ, có thể sản xuất được bao nhiêu gam glucozo, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…