Xenlulose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?


Đáp án:
  • Câu A. Mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.

  • Câu B. Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.

  • Câu C. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.

  • Câu D. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo. Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D

A. Đúng, mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.

B. Đúng, C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 H2SO4, to C6H7O2(ONO2)3 (xenlulozơ trinitrat) + 3H2O ;

Lưu ý : Xenlulozơ trinitrat còn được gọi là thuốc nổ không khói.

C. Đúng, Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.

D. Sai, phân tử xenlulozơ có mạch không phân nhánh và không xoắn. Xenlulozơ là chất rắn màu trắng hình sợi, không màu không mùi không vị, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ kể cả các dung môi thông thường như ete, benzen.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là bao nhiêu?


Đáp án:

Coi nguyên tử crom là hình cầu, thể tích nguyên tử là

V=(4/3) πr3 = 8,78. 10-24 (cm3)

Vậy khối lượng riêng của nguyên tử là

D = m/V = (52.1,67.10-24)/(8,78. 10-24 ) = 9,89 (g/cm3)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng điều chế andehit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế andehit propionic:


Đáp án:
  • Câu A. etylic

  • Câu B. i-propylic

  • Câu C. n-butylic

  • Câu D. n-propylic

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.



Đáp án:

Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào 2 dung dịch, sau đó lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc. Dung dịch nào có khí bay ra thì dung dịch ban đầu là NaHCO3 và Na2CO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

HCl + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O



Xem đáp án và giải thích
Hãy viết bảng tóm tắt về những kim loại trong nhóm 1B về: a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn). b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản. c. Ứng dụng của các kim loại trong nhóm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết bảng tóm tắt về những kim loại trong nhóm 1B về:

a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn).

b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản.

c. Ứng dụng của các kim loại trong nhóm.


Đáp án:

a)

  Số lớp electron Số electron lớp ngoài cùng Cấu hình electron
29Cu 4 3d104s1 [Ar]3d104s1
47Ag 5 4d105s1 [Kr]4d105s1
79Au 6 5d106s1 [Xe]4f145d106s1
 

b)

  Tính chất vật lí cơ bản Tính chất hóa học cơ bản
29Cu

Là kim loại nặng, màu đỏ, dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Khối lượng riêng của đồng là 8,98 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 1083oC.

* Tác dụng với O2:

2Cu + O2 → 2CuO

* Tác dụng với phi kim:

Cu + Cl2 → CuCl2

* Tác dụng với axit có tính oxi hóa:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

47Ag

Là kim loại nặng, màu trắng, mềm dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Khối lượng riêng của bạc là 10,5 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 960,5oC

* Tác dụng với O2:

Ag không tác dụng với O2

* Tác dụng với phi kim:

2Ag + Cl2 → 2AgCl

* Tác dụng với axit có tính oxi hóa

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO↑ + 2H2O

79Au

Là kim loại nặng, màu vàng, dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Khối lượng riêng của vàng là 19,3 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 1063oC.

* Tác dụng với O2:

Au không tác dụng với O2.

* Tác dụng với phi kim:

Au không tác dụng với phi kim.

* Tác dụng với axit có tính oxi hóa:

Au không tác dụng với axit oxi hóa, nhưng tác dụng được với nước cường toan (hỗn hợp HNO3; HCl được trộn theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1:3)

Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO↑ + 2H2O

c)

  Ứng dụng
29Cu

- Đồng thau là hợp kim Cu –Zn (45% Zn) có tính cứng và bền hơn đồng, dùng để chế tạo các chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển.

- Đồng bạch là hợp kim Cu – Ni (25% Ni), có tính bền, đẹp, không bị ăn mòn trong nước biển. Đồng bạch được dùng trong công nghiệp tàu thủy, đúc tiền,...

- Đồng thanh là hợp kim Cu –Sn, dùng để chế tạo máy móc, thiết bị.

- Hợp kim Cu –Au, trong đó 2/3 là Cu, 1/3 là Au (hợp kim này được gọi là vàng 9 cara), dùng để đúc các đồng tiền vàng, vật trang trí,...

Các ngành kinh tế sử dụng đồng trên thế giới:

    + Công nghiệp điện: 58%

    + Kiến trúc xây dựng: 19%

    + Máy móc công nghiệp: 17%

    + Các nghành khác: 6%

47Ag

- Bạc tinh khiết được dùng để chế tạo đồ trang sức, vật trang trí, mạ bạc cho những vật bằng kim loại, chế tạo một số linh kiện trong kĩ thuật vô tuyến, chế tạo ắc quy (ắc quy Ag – Zn có hiệu điện thế 1,85V).

- Chế tạo hợp kim, thí dụ hợp kim Ag – Cu, hợp kim Ag – Au. Những hợp kim này dùng để làm đồ trang sức, bộ đồ ăn, đúc tiền,...

- Ion Ag+ (dù nồng độ rất nhỏ, chỉ khoảng 10-10 mol/l) có khả năng sát trùng diệt khuẩn.

79Au

Vàng được dùng làm đồ trang sức, mạ vàng cho những vật trang trí,... phần lớn vàng được dùng để chế tạo các hợp kim: Au – Cu; Au –Ni; Au – Ag,..

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của dẫn xuất halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là:


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…