Xác định khối lượng hỗn hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ có 2 chất tan, với tổng khối lượng các chất tan là 72 gam. Giá trị của m là: (Fe=56, Cu=64, O=16, S=32, N=14)


Đáp án:
  • Câu A.

    20g

  • Câu B.

    40g

    Đáp án đúng

  • Câu C.

    60g

  • Câu D.

    80g

Giải thích:

Gọi nFeS2 = a mol; nCu2S = b mol

Ta có: nFe3+ = nFeS2 = a mol ; nCu2+ = 2nCu2S = 2b mol

nSO42- = 2nFeS2 + nCu2S = (2a + b) mol

ADĐLBTĐT: 3nFe3+  +  2nCu2+ = 2nSO42- thế số ta được a = 2b (1)

Khối lượng chất tan: mct = mFe3+ + mmCu2+ + mSO42-

----> 48a + 224b = 72 (2)

Từ 1,2 => a = 0,2; b = 0,1

=> m= 40g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có một sô công thức hóa học được viết như sau: KO, Al2O3, FeO, CaO, Zn2O, Mg2O, N2O, PO, SO, S2O Hãy chỉ ra những công thức viết sai.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một số công thức hóa học được viết như sau:

KO, Al2O3, FeO, CaO, Zn2O, Mg2O, N2O, PO, SO, S2O

   Hãy chỉ ra những công thức viết sai.


Đáp án:

   Các công thức hóa học viết sai: KO; Zn2O; Mg2O; PO; SO; S2O

   Sửa lại: K2O; ZnO; MgO; P2O(với P hóa trị III) , SO(với S hóa trị IV), SO3 (với S hóa trị VI).

Xem đáp án và giải thích
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3. a) Viết các phương trình phản ứng hóa học. b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.

a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

VHCl = 200ml = 0,2 lít

nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.

a) Phương trình phản ứng hóa học :

Cu + 2HCl        --> CuCl2 + H2

x         2x

Fe2O3  + 6HCl  --> 2FeCl3 + 3H2O

y               6y

b) Từ phương trình phản ứng trên ta có:

nHCl (1) = 2.nCuO = 2x mol

nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y mol

⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)

mCuO = (64 + 16).x = 80x g; mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y g

Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g

⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)

Thay x vào (∗) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7

⇒ 0,5 - 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 mol

Thay y vào (∗∗) ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 mol

⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g

mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g

Xem đáp án và giải thích
Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.


Đáp án:

nHCl = 1,46/35,5 = 0,04 mol

HCl        -->        H+            +       Cl-

0,04                    0,04

⇒ [H+] = 0,04/0,4 = 10-1M ⇒ pH = -lg10-1 = 1

Xem đáp án và giải thích
Những điều kiện nào để chì tác dụng với: a. không khí. b. axit clohiđric. c. axit nitric.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những điều kiện nào để chì tác dụng với:

a. không khí.

b. axit clohiđric.

c. axit nitric.


Đáp án:

a) Chì tác dụng với O2 cần điều kiện là đốt nóng.

2Pb + O2   --t0--> 2PbO.

b) Chì không tác dụng với HCl ở nhiệt đô thường do PbCl2 kết tủa bao bọc Pb. Nhưng khi đun nóng thì PbCl2 tan nên phản ứng xảy ra.

Pb + 2HCl → PbCl2 tan + H2↑.

c) Chì tác dụng với HNO3 loãng, đặc nóng, không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Xem đáp án và giải thích
Đánh dấu Đ (đúng) hoặc S(sai) cho những câu sau đây : a) Phenol làm mất màu nước brom do nguyên tử hiđro trong vòng benzen của phenol dễ dàng bị thế .... b) Phenol làm mất màu nước brom do phenol dễ dàng tham gia phản ứng cộng brom .... c) Phenol là một axit yếu nên dung dịch phenol không làm đỏ quỳ tím .... d) Phenol có tính axit mạnh hơn ancol .... e) Tất cả các đồng phân ancol của C4H9OHđều bị oxi hóa thành anđehit hoặc xeton tương ứng .... g) Phản ứng của ancol với CuO tạo thành anđêhit hoặc xeton chính là phản ứng tách hiđro ....
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đánh dấu Đ (đúng) hoặc S(sai) cho những câu sau đây :

a) Phenol làm mất màu nước brom do nguyên tử hiđro trong vòng benzen của phenol dễ dàng bị thế ....

b) Phenol làm mất màu nước brom do phenol dễ dàng tham gia phản ứng cộng brom ....

c) Phenol là một axit yếu nên dung dịch phenol không làm đỏ quỳ tím ....

d) Phenol có tính axit mạnh hơn ancol ....

e) Tất cả các đồng phân ancol của đều bị oxi hóa thành anđehit hoặc xeton tương ứng ....

g) Phản ứng của ancol với CuO tạo thành anđêhit hoặc xeton chính là phản ứng tách hiđro ....





Đáp án:

a) Đ ; b) S ; c) Đ ; d) Đ ; e) S ; g) Đ

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…