Xác định chất rắn cho qua khí CO sau phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y gồm ?

Đáp án:
  • Câu A. FeO, Cu, Mg.

  • Câu B. Fe, Cu, MgO. Đáp án đúng

  • Câu C. Fe, CuO, Mg.

  • Câu D. FeO, CuO, Mg.

Giải thích:

Chọn B. - Tác nhân khử CO có thể khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa do vậy hỗn hợp rắn Y thu được là: Fe, Cu và MgO.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng giữa kim loại magie với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đnitơ oxit. Tổng các hệ số trong phản ứng hóa học bằng.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng giữa kim loại magie với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đnitơ oxit. Tổng các hệ số trong phản ứng hóa học bằng.


Đáp án:
  • Câu A. 20

  • Câu B. 18

  • Câu C. 24

  • Câu D. 16

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền các từ hoăc các số cho dưới đây vào chỗ trống trong các câu sau: a) anken và…(1)…đều có (π+v)=1; nhưng…(2)… có (v) =1 còn …(3)… có (v) =…(4)… b) …(5)… và …(6)… đều có (π+v)=2; chúng đều có π=…(7)… và (v) =…(8)… A. ankin B. 1 C. xicloankan D. 2; E. anken G. ankađien H. 2 K.0.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền các từ hoăc các số cho dưới đây vào chỗ trống trong các câu sau:

a) anken và…(1)…đều có (π+v)=1; nhưng…(2)… có (v) =1 còn …(3)… có (v) =…(4)…

b) …(5)… và …(6)… đều có (π+v)=2; chúng đều có π=…(7)… và (v) =…(8)…

A. ankin

B. 1

C. xicloankan

D. 2;

E. anken

G. ankađien

H. 2

K.0.


Đáp án:

a) (1) xicloankan

(2) xicloankan

(3) anken

(4) 0.

b) (5) ankadien

(6) ankin

(7) 2

(8).0.

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là


Đáp án:

Xenlulozơ: (C6H10O5)n = 162n = 4860000 ⇒ n = 30000

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3 ) 2 , Na2 CO3 , AgNO3 , BaCl2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3 ) 2 , Na2 CO3 , AgNO3 , BaCl2


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử trên.

   - Mẫu thử tạo hiện tượng sùi bọt khí là Na2CO3

2HCl + Na2 CO3 → 2NaCl + CO2 + H2 O

   - Mẫu thử tọa kết tủa trắng là AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓+ HNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào hai mẫu thử còn lại

   - Mẫu thử nào kết tủa trắng là dung dịch BaCl2

2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl↓ + Ba(NO3 ) 2

   - Mẫu thử tạo kết tủa vàng là dung dịch KI

AgNO2 + KI → AgI ↓ (vàng) + KNO3

   - Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch Zn(NO3 )2

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Kim loại + HCl → muối + H2

Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại – mkhí thoát ra

⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…