Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:


Đáp án:
  • Câu A. Anđehit axetic

  • Câu B. Ancol etylic

  • Câu C. Saccarozơ Đáp án đúng

  • Câu D. Glixerol

Giải thích:

- Thủy phân saccarozơ: C12H22O11 C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Phản ứng tráng bạc của sản phẩm:

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.


Đáp án:

Giải

Ta có: mO = 12,28%m = 0,1228m => m kim loại = 0,8772m

→ nO = 0,1228m/16

Ta có : nHCl pư = nOH- = 2nO + 2nH2 = 0,1228m/8 + 0,01

Ta có: m muối = m kim loại + 35,5nHCl => 0,8772m + 35,5.(0,1228m/8 + 0,01) = 5,915

=>1,422125m = 5,56

=> m = 3,91

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tìm tỉ khối của Y so với H2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tìm tỉ khối của Y so với H2


Đáp án:

A + H2SO4 → Hỗn hợp khí ⇒ Fe dư; khí Y gồm: H2 ( x mol) và H2S (y mol)

⇒ x + y = 0,1 mol (1)

Bảo toàn S: nH2S = nFeS = nS = y mol

nFe dư = nH2 = x

Bảo toàn Fe: nFe = nFeS + nFe dư = x + y

mX = 56(x + y ) + 32y = 7,2g (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,05 mol; y = 0,05 mol

MY = mY : nY = (0,05.2 + 0,05.34) : 0,1 = 18 ⇒ dY/H2 = 9

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào hình 1.10 và 1.12 (SGK) hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ và con số thích hợp chọn trong khung
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào hình 1.10 và 1.12 (SGK) hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ và con số thích hợp chọn trong khung:

Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba ... thuộc hai ... liên kết với nhau theo tỉ lệ ... Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng ... phân tử sau dạng...


Đáp án:

Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba nguyên tử thuộc hai nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ 1 : 2. Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng gấp khúc phân tử sau dạng đường thẳng.

Xem đáp án và giải thích
Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.


Đáp án:

   Gọi công thức hóa học của oxit sắt là: FexOy:

 mFe/mO = 56x/16y =7/3

=> x/y = 1/1,5 = 2/3

=> x = 2; y =3

   Công thức hóa học: Fe2O3.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 16,95 gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 16,95 gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

H2NCH2COOH + KOH → H2NCH2COOK +H2O

m = {16,95 . 75} : 113 = 11,25 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…