Xà phòng hóa hoàn toàn 21,45 gam chất béo cần dùng 3 gam NaOH thu được 0,92 gam glixerol và m gam hỗn hợp muối natri. Tìm m?
nC3H5(OH)3 = 0,01mol
→ nNaOH xà phòng hóa = 0,03mol
nNaOH tổng = 0,075mol
→ nNaOH trung hòa axit béo tự do = 0,045 mol
→ nH2O = 0,045 mol
Bảo toàn khối lượng → mxà phòng = 22,72g
Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
a) Phương trình hóa học của phản ứng
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
b) Gọi nNa2SO3 = x mol; nNaHSO3 = y mol
nNaOH = 2x + y = 0,25.
nSO2 = x + y = 0,2.
Giải ra ta có: x = 0,05, y = 0,15.
mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.
mNa2SO3 = 0,05 x 126 = 6,3g.
Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng
nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol → nH2SO4 = nH2 = 0,1 mol
→ mH2SO4 = 0,1. 98 = 9,8 gam → mdd H2SO4 = (9,8.100)/10 = 98 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd sau = mdd bd + mKL - mH2 = 98 + 3,68 - 0,1.2 = 101,48 gam
Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây ?
a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2.
b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.
a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Tách hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
Hỗn hợp M gồm anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (Mx < My). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2 O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là?
Đặt 2 amin Cn− H2n− +3 N
nCO2 = 0,1 mol; nO2 = 0,2025 mol
bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nH2O = 0,205 mol
nH2O – nCO2 = 1,5namin ⇒ namin = 0,07 mol ⇒ 0,07n−
< 0,1 (nCO2 = 0,1 mol)
⇒ n− <1,42 ⇒ 2 amin: CH5N và C2H7N
Dựa vào sự phân bố phân tử khí chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:
a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng.
b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường).
a) Nước lỏng có thể chảy ra trên khay đựng theo sự phân bố phân tử, ở trạng thái lỏng, các hạt gần nhau và có thể chuyển động trượt lên nhau.
b) Khi chuyển sang thể hơi, số phân tử không đổi nhưng ở thể hơi các phân tử nước chuyển động hỗn độn cách xa nhau nên chiếm thể tích lớn hơn so với thể lỏng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet