X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là gì?


Đáp án:

Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

⇒ Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.

Ta xét từng trường hợp:

Nếu pX - pY = 1 ⇒ pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Nếu pX - pY = 7 ⇒ pX = 15 (P), pY = 8 (O)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).

Nếu pX - pY = 9 ⇒ pX = 16 (S), pY = 7 (N)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Vậy X là P.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Teflon là chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Teflon là chất gì?


Đáp án:

Teflon có tên thay thế là: Politetrafloetilen [(−CF2−CF2−)n]. Đó là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Nó độ bền nhiệt cao, có độ bền kéo cao và có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môi trường hơn cả Au và Pt, không dẫn điện.

Do có các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi,… để chống dính.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào V lít dung dịch HNO3 0,5M dư thu được 8,064 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (sản phảm khử duy nhất, đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21 và dung dịch Y. Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y và giá trị V là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào V lít dung dịch HNO3 0,5M dư thu được 8,064 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (sản phảm khử duy nhất, đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21 và dung dịch Y. Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y và giá trị V là:


Đáp án:

Giải

Gọi số mol của NO: x mol; NO2: y mol

Ta có: x + y = 8,064 : 22,4 = 0,36 mol (1)

30x + 46y = 21.2.0,36 = 15,12 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,09 mol, y = 0,27 mol

Gọi số mol của Cu : a mol, Fe: b mol

Ta có : 64a + 56b = 13,28 (*)

BT e : 2a + 3b = 3.0,09 + 0,27 = 0,54 (**)

Từ (*), (**) => a = 0,12 mol ; b = 0,1 mol

=>nCu = nCu(NO3)2 = 0,12 mol ; nFe = nFe(NO3)3 = 0,1 mol

=>m (rắn) = 188.0,12 + 0,1.242 = 46,76 gam

Ta có nHNO3 = 2nCu(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO + nNO2

= 2.0,12 + 3.0,1 + 0,09 + 0,27 = 0,9 mol

=>V = 0,9 : 0,5 = 1,8 lít

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Áp dụng ĐLBT electron, ta có: necho=nenhận Û  n.nkim loại = 8nNH4NO3 + 10nN2 + 8nN2O + 3nNO + nNO2

Bảo toàn nguyên tố nitơ rút ra:

+ nHNO3 pư = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3

+ nNO3- tạo muối =  =

Nếu hỗn hợp ban đầu có thêm oxit kim loại tham gia phản ứng thì: 2H+ +  O trong oxit ---> H2O

=> nHNO3 pư = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 + 2nO trong oxit

m muối = m KLpư + mNO3- + mNH4NO3

Xem đáp án và giải thích
Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?


Đáp án:

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Xem đáp án và giải thích
Phần trăm khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn vào dung dịch H2SO4, thu được 8,96 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là

Đáp án:
  • Câu A. 76,91%

  • Câu B. 45,38%

  • Câu C. 20,24%

  • Câu D. 58,70%

Xem đáp án và giải thích
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.


Đáp án:

Chất chỉ thị axit – bazơ : Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Màu của quỳ và phenolphtanein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

- pH ≤ 6: Quỳ hóa đỏ, phenolphtanein không màu.

- pH = 7: Quỳ không đổi màu, phenolphtanein không màu.

- 8 ≤ pH ≤ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenophtanein không màu.

- pH ≥ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenolphtanein hóa hồng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…