X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)


Đáp án:
  • Câu A. Fe, Cu. Đáp án đúng

  • Câu B. Cu, Fe.

  • Câu C. Ag, Mg.

  • Câu D. Mg, Ag.

Giải thích:

X phản ứng được với H2SO4 loãng ⇒ loại B

Y phản ứng được với Fe(NO3)3 ⇒ chọn A.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra, nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra, nếu có.


Đáp án:

Cho dung dịch BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu thửu nào cho kết tủa trắng là Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu không cho kết tủa là Ba(NO3)2, còn 2 mẫu thử còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl.

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào 2 dung dịch, dung dịch chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm chuyển màu quỳ tím là NaCl.

 

Xem đáp án và giải thích
Vì sao trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá?


Đáp án:

Trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá vì metan có nhiều trong khí thiên nhiên và sản phẩm chế biến dầu mỏ, còn phương pháp đi từ đá vôi tốn năng lượng nhiều hơn lại cho khí axetilen có lẫn nhiều tạp chất khí H2S, NH3, PH3 những khí độc có hại, giá thành cao hơn.

Xem đáp án và giải thích
Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.

 

Đáp án:

Một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên như calcium fluoride, sodium chloride, …

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong khí oxi thu được ZnO. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Tính khối lượng ZnO thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong khí oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?


Đáp án:

a) Phương trình hóa học: 2Zn + O2 --t0--> 2ZnO (1)

b) Số mol Zn tham gia phản ứng là: nZn =0,2 mol

Theo phương trình (1) ta có:

2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 2 mol ZnO

Vậy 0,2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 0,2 mol ZnO

Khối lượng ZnO thu được là: mZnO = nZnO. MZnO = 0,2.(65+16) = 16,2 gam.

 

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2). Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (5). Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6). Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (7). Cho Ba(OH)2 dư vào ZnSO4. (8). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…