Cho hỗn hợp kim loại X gồm: Cu, Fe, Mg. Lấy 10,88 gam X tác dụng với clo dư thu được 28,275 gam chất rắn. Nếu lấy 0,44 mol X tác dụng với axit HCl dư thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Giá trị thành phần % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất ?
Giải
Gọi số mol: Cu (a mol), Fe (b mol), Mg (c mol)
→ 64a + 56b + 24c = 10,88g (1)
Rắn Y gồm: CuCl2, FeCl3, MgCl2
=> 135a + 162,5b + 95c = 28,275 (2)
Trong 0,44 mol X có ta mol Cu, tb mol Fe và tc mol Mg (vì cùng 1 loại hỗn hợp X nên tỉ lệ thành phần như nhau)
→ ta+ tb+ tc = 0,44 (4)
Khi cho hh X tác dụng với HC1 ta có: nH2 = tb + tc = 0,24 (5)
Chia 4/5 => (a + b + c)/(b + c) = 0,44/0,24 => 0,24a – 0,2b – 0,2c = 0 (3)
Từ 1,2,3 => a = 0,1; b = 0,05; c = 0,07
=> mFe = 0,05.56 = 2,8g
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
nH2 = 1/2 = 0,5 mol;
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nMg = x; nFe = y.
nH2 = x + y = 0,5 mol.
mhh = 24x + 56y = 20g.
Giải hệ phương trình ta có x = y =0,25 mol.
mMgCl2 = 0, 25 × 95 = 23,75g.
mFeCl2 = 0,25 × 127 = 31,75g
Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75= 55,5
Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.
a) Hãy cho biết tân hóa học của những phân bón nói trên.
b) Hãy sắp xếp nững phân bón này thành hia nhóm phân bón đơn và phân bón kép.
c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?
a) Tên hóa học của phân bón: KCl: Kali clorua; NH4NO3: Amoni nitrat; NH4Cl: Amoni clorua; (NH4)2SO4: Amoni sunphat; Ca3(PO4)2: Canxi photphat; Ca(H2PO4)2: Canxi đihiđrophotphat; (NH4)2HPO4: Điamoni hiđrophotphat; KNO3: Kali nitrat.
b) Hai nhóm phân bón:
– Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
– Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3.
c) Phân bón kép NPK: Trộn các phân bón NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK.
Hai bình như nhau, bình A chứa 0,50 lít axit clohiđric 2M, bình B chứa 0,50 lít axit axetic 2,0M được bịt kín bởi 2 bóng cao su như nhau. Hai mẩu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện như ở hình dưới đây. Hãy nhận xét và giải thích.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
nCH3COOH = nHCl = 0,5.2 = 1 mol
HCl là chất điện li mạnh nên phân li hoàn toàn ⇒ nồng độ H+ lớn ⇒ H2 thoát ra mạnh hơn. CH3COOH là chất điện li yếu ⇒ nồng độ H+ nhỏ ⇒ H2 thoát ra yếu hơn.
Sau 1 phút thấy khí H2 ở HCl nhiều hơn so với CH3COOH (Mg phản ứng với HCl nhanh hơn CH3COOH). Sau phản ứng kết thúc 10 phút khí H2 bay ra ở 2 bình như nhau vì nH2 = 0,5 mol (bằng nhau).
Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình)
Gỗ -35%→ glucozơ -80%→ ancol etylic -60%→ Butađien-1,3 -100%→ Cao su Buna
Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?
H% chung = 35% x 80% x 60% x 100% = 16,8%; mXenlulozơ = 1. 50% = 0,5 tấn
Gỗ (C6H10O5)n → Cao su Buna (-CH2 – CH = CH – CH2-)n
162n tấn → 54n tấn
1. (162/54) : 16,8% = 125/7 ←H = 16,8%- 1 (tấn )
mgỗ = 125/7 : 50% = 35,714 tấn
Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro đi qua oxit của kim loại N nung nóng. Oxit này bị khử cho kim loại N. Tìm M, N?
Cặp kim loại kẽm và đồng (M là Zn, N là Cu)
Các phương trình hoá học :
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
CuO + H2 to→ Cu + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet