Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết nghiền thủy tinh chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3(Na2O.SiO2)và CaSiO3(CaO.SiO2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết nghiền thủy tinh chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3(Na2O.SiO2)và CaSiO3(CaO.SiO2)


Đáp án:

Na2SiO3 + 2HF → 2NaF + H2SiO3

CaSiO3 + 2HF → CaF2 + H2SiO3

H2SiO3 → SiO2 + H2O

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thực hành tính chất của anđehit và axit cacboxylic
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của anđehit và axit cacboxylic


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc

- Tiến hành TN:

    + Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ

    + Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.

    + Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong 2 phút ở khoảng 60-70oC

- Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag

- Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm

PTHH:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

Thí nghiệm 2: Phản ứng đặc trưng của andehit và axit cacboxylic

- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm các dung dịch sau: axit axetic (ống 1) , andehit fomic (ống 2) và etanol (ống 3)

    + Nhúng quỳ tím lần lượt vào 3 ống nghiệm

- Hiện tượng:

    + Ống 1: Quỳ tím chuyển hồng

    + Ống 2, 3: Quỳ tím không đổi màu.

- Tiếp tục cho vài giọt hỗn hợp chứa 1ml dung dịch AgNO3 1% và dung dịch NH3 5% vào 2 ống nghiệm còn lại.

- Hiện tượng:

    + Ống 2: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm là Ag. Do andehit fomic có phản ứng tráng bạc

PTHH:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

    + Ống 3: không có hiện tượng gì

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới tính chất hóa học của peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng H2N–CxHy–COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α- amino axit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là:


Đáp án:
  • Câu A. 45,2 gam

  • Câu B. 48,97 gam.

  • Câu C. 38,8 gam.

  • Câu D. 42,03 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp kim loại sunfua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2, FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A.

    11,2

  • Câu B.

    38,08

  • Câu C.

    16,8

  • Câu D.

    24,64

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán kim loại tác dụng với dung dịch HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 5,60.

  • Câu B. 12,24.

  • Câu C. 6,12.

  • Câu D. 7,84.

Xem đáp án và giải thích
Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất Trong các chất khí, hiđro là khí ... Khí hidro có ... Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ... vì ... của chất khác; CuO có ... vì ... cho chất khác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất

Trong các chất khí, hiđro là khí ... Khí hidro có ...

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ... vì ... của chất khác; CuO có ... vì ... cho chất khác.


Đáp án:

Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử.

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính khử vì chiếm oxi của chất khác, CuO có tính oxi hoá vì nhường oxi cho chất khác.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…