Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 18 và Z = 19. Tại sao nguyên tố có Z = 18 ở chu kì 3, còn nguyên tố có Z = 19 lại ở chu kì 4?
Cấu hình electron của nguyên tố có (Z = 18): ls2 2s2 2p6 3s2 3p6
=> Nguyên tố này thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
Cấu hình electron của nguyên tố có (Z = 19): ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
=> Nguyên tố này thuộc chu kì 4 vì có 4 lớp electron.
Các obitan trong cùng một phân lớp electron thì như thế nào?
Các obitan trong cùng một phân lớp electron có cùng mức năng lượng.
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.
c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.
d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).
Các hiện tượng vật lý là a, c do không có sự tạo thành chất mới.
Các hiện tượng hóa học là b, d do chất biến đổi tạo thành chất khác.
Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Tính khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc).
CuCl2 -đp dung dịch→ Cu + Cl2↑
Áp dụng công thức có:
mCu = (64×5×2720)/(2×96500) = 4,512 g → nCl2 = nCu = 4,512/64 = 0,0705 mol
VCl2 = 0,0705 × 22,4 = 1,5792 lít
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm:
C2H5COOC2H5 + NaOH —> C2H5COONa + C2H5OH
HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
—> Sản phẩm thu được gồm 2 muối và 1 ancol.
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 6
Câu D. 1
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB