Viết bản tường trình
1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
2. Điều chế axit clohiđric.
3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
- TN: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4
Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc.
Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có có đính 1 băng giấy tẩm màu
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Có khí màu vàng lục bay ra. Giấy màu ẩm bị mất màu
- Phương trình phản ứng:
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.
- Giải thích hiện tượng: Khí màu vàng lục là khí Cl2, khí Cl2 gặp môi trường nước tạo nước clo.
Nước clo có tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy ẩm
2. Điều chế axit clohiđric.
-TN: Dùng 2 ống nghiệm:
+ Ống 1: cho 1 ít muối ăn, sau đó rót dd H2SO4 đậm đặc vừa đủ để thấm ướt lớp muối ăn.
+ Ống 2: Thêm khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm
Lắp dụng cụ TN như hình 5.11 SGK Trang 120
Đun nóng ống nghiệm 1 đến khi sủi bọt mạnh thì dừng.
Nhúng giấy quỳ tím vào dd trong ống 2. Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Có khí thoát ra ở ống 1. Giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm 2 chuyển sang màu đỏ.
Phương trình phản ứng: NaCl(rắn) + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
- Giải thích. Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3.
- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dd AgNO3
- TN:
Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử và quan sát
+ 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, HNO3.
+ ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl
Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa HCl, HNO3
+ Ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện là ống chửa HCl
+ Ống còn lại là HNO3.
PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+
Số oxi hóa của các nguyên tố là:
CO2: C có số oxi hóa là +4 và O có số oxi hóa là -2.
H2O: H có số oxi hóa là +1 và O có số oxi hóa là -2.
SO3 : S có số oxi hóa là +6 và O có số oxi hóa là -2.
NH3: N có số oxi hóa là -3 và H có số oxi hóa là +1.
NO2: N có số oxi hóà là +4 và O có số oxi hóa là - 2.
Na+: Na+ có số oxi hóa là +1.
Cu2+: Cu2+ có số oxi hóa là +2.
Fe2+: Fe2+ có số oxi hóa là +2.
Fe3+: Fe3+ có sốoxi hóa là+3.
Al3+: Al3+ có số oxi hóa là +3.
Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là bao nhiêu lít?
nNH3 = nHNO3 = 21%. 5. 103. 1,2 : 63 = 20 mol
H = 80% ⇒ VNH3 = 20. 22,4 : 80% = 560 lít
Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:
1. Oxit
a) Oxit bazơ + ... → bazơ
b) Oxit bazơ + ... → muối + nước
c) Oxit axit + ... → axit
d) Oxit axit + ... → muối + nước
2. Bazơ
a) Bazơ + ... → muối + nước
b) Bazơ + ... → muối + nước
c) Bazơ + ... → muối + bazơ
d) Bazơ oxit bazơ + nước
e) Oxit axit + oxit bazơ → ...
3. Axit
a) Axit + ... → muối + hiđro
b) Axit + ... → muối + nước
c) Axit + ... → muối + nước
d) Axit + ... → muối + axit
4. Muối
a) Muối + ... → axit + muối
b) Muối + ... → muối + bazơ
c) Muối + ... → muối + muối
d) Muối + ... → muối + kim loại
e) Muối ... + ...
1. Oxit
a) CaO + H2O → Ca(OH)2
b) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
c) SO3 + H2O → H2SO4
d) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
e) CaO + CO2 → CaCO3
2. Bazơ
a) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
b) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
c) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
3. Axit
a) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 ↑
b) H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 (ít tan) + 2H2O
c) 2HNO3 + CaO → Ca(NO3)2 + H2O
d) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
4. Muối
a) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
b) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
c) AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
e) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ .
Câu A. 0,095 mol
Câu B. 0,090 mol
Câu C. 0,012 mol
Câu D. 0,021 mol
Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?
+ Trong các hợp chất flo luôn có hóa âm vì không có phân lớp d và có độ âm điện lớn nhất nên chỉ khả năng thu thêm 1 electron mà không có khả năng cho 1 electron.
+ Các halogen khác có phân lớp d nên ở trạng thái kích thích thể có 3, 5 hoặc 7 electron tham gia liên kết. Khi tham gia kết ngoài khả năng thu thêm 1 electron còn có khả năng cho một số electron lớp ngoài cùng để có số oxi hóa dương.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB