Vì sao rượu có khả năng khử mùi tanh của cá ?
Mùi tanh của cá là do cac amin “lẩn trốn” trong cá gây nên. Khi chiên cá cho thêm 1 ít rượu có tác dụng hòa tan các amin ra khỏi cá, ở nhiệt độ cao các amin này sẽ bay hơi. Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu.
Khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.
Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH, khi clo tác dụng với dung dịch NaOH, ta thu được khí O2.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1); hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3: 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Khối lượng của este thu được là (biết hiệu suất các phản ứng este đều 75%)
MX = (46 + 60)/2 = 53 → R1 + 45 = 53 → R1 = 8
MY = (32.3 + 46.2)/(3 + 2) = 37,6 → R2 + 17 = 37,6 → R2 = 20,6
nX = 11,13/53 = 0,21
nY = 7,52/37,6 = 0,2
Meste = 0,2. (R1 + 44 + R2).0,75 = 0,2. 72,6. 0,75 = 10,89g.
Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không?
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2
b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2
c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí SO2 không cùng tồn tại trong một bình chứa vì H2S chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
b) Khí oxi và khí clo có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2
c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh
Cl2 + 2HI → 2HCl + I2
Cacbonhidrat Z tham gia chuyển hóa: Z ---(Cu(OH)2/OH-)® dung dịch xanh lam ---to® kết tủa đỏ gạch Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
Câu A. Saccarozo
Câu B. Glucozo
Câu C. Mantozo
Câu D. Fructozo
1. Thí nghiệm 1: Phản ứng brom hóa anilin
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch anilin bão hòa + 1ml nước brom bão hòa.
+ Lắc đều, quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: Mất màu nước brom, xuất hiện kết tủa trắng.
- Giải thích: do xảy ra phản ứng thế nhân thơm của anilin với Br2 tạo kết tủa 2,4,6-tribromanilin.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của glyxin với chất chỉ thị
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd glyxin 2%.
+ Nhúng giấy quỳ vào ống nghiệm, quan sát.
- Hiện tượng: Giấy quỳ không đổi màu.
- Giải thích: Phân tử glyxin( H2N-CH2-COOH) có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên dung dịch gần như trung tính dó đó không làm quỳ tím đổi màu.
3. Thí nghiệm 3: Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein (lòng trắng trứng).
+ Thêm tiếp 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt CuSO4 2%.
+ Lắc đều, quan sát.
- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Cu(OH)2 (tạo từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO-NH) cho sản phẩm màu tím đặc trưng (màu biure).
PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB