Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?


Đáp án:

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy ngân dễ bay hơi và thủy ngân độc. Nếu nhỡ làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm thì làm thế nào để khử độc thủy ngân?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy ngân dễ bay hơi và thủy ngân độc. Nếu nhỡ làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm thì làm thế nào để khử độc thủy ngân?


Đáp án:

Rắc bột lưu huỳnh lên

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tính tổng số mol 2 aminoaxit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tính tổng số mol 2 aminoaxit?


Đáp án:

   Bản chất của phản ứng :

-COOH + OH-     --> -COO- + H2O (1)

x-----------x

H+    +   OH-        -->  H2O (2)

0,22------0,22

Đặt số mol của hỗn hợp hai amino axit là x thì số mol của nhóm –COOH trong đó cũng là x.

    Theo (1), (2) và giả thiết ta có: 0,22 + x = 0,42 ⇒ x= 0,2.

 

Xem đáp án và giải thích
Số thí nghiệm sinh ra chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

  (a) Nung nóng Cu(NO3)2.

  (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

  (c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

  (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

  (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.

  (g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là


Đáp án:
  • Câu A.

    4

  • Câu B.

    5

  • Câu C.

    6

  • Câu D.

    2

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử của những lượng chất sau:    a) 0,6N nguyên tử O;    1,8N nguyên tử N2;    0,9N nguyên tử H; 1,5N phân tử H2;    0,15N phân tử O2;    0,05N nguyên tử C;  b) 24.1023 phân tử H2O;    1,44.1023 phân tử CO2    0,66.1023 phân tử C12H22O11 (đường)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử của những lượng chất sau:

   a) 0,6N nguyên tử O;    1,8N nguyên tử N2;    0,9N nguyên tử H;

1,5N phân tử H2;    0,15N phân tử O2;    0,05N nguyên tử C;

 b) 24.1023 phân tử H2O;    1,44.1023 phân tử CO2

   0,66.1023 phân tử C12H22O11 (đường)


Đáp án:

 a) 0,6N nguyên tử O = 0,6 mol nguyên tử O.

   1,8N phân tử N2 = 1,8 mol phân tử N2.

 0,9N nguyên tử H = 0,9 mol nguyên tử H.

   1,5N phân tử H2 = 1,5 mol phân tử H2.

   0,15N phân tử O2 = 0,15 mol phân tử O2.

   0,05N nguyên tử C = 0,05 mol nguyên tử C.

   b) 24.1023 phân tử H2O = 4(mol) phân tử H2O

   1,44.1023 phân tử CO2=  0,24(mol) phân tử CO2.

   0,66.1023 phân tử C12H22O11 = 0,11(mol) phân tử C12H22O11.

Xem đáp án và giải thích
Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố


Đáp án:
  • Câu A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • Câu B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • Câu C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện.

  • Câu D. Cả A và C.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…