Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?


Đáp án:

Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.

- Nhóm C6H5-CH2-

- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NHlớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định phản ứng mà C thể hiện tính khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng


Đáp án:
  • Câu A. a

  • Câu B. b

  • Câu C. c

  • Câu D. d

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,80 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 2,688 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,80 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 2,688 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nMg = 7,8 : 24 = 0,325 mol

nB = 2,688 : 22,4 = 0,12 mol; MB = 23

→ 2 khí tạo ra là H2 và NO

Sử dụng PP đường chéo → nH2 = 0,03 mol và nNO = 0,09 mol

Vì tạo ra khí H2 nên NO3- hết.

BT e ta có: 2nMg = 8nNH4+ + 3nNO + 2nH2

→ nNH4+ = (2.0,325 – 3.0,09 – 2.0,03) : 8 = 0,04 mol

Dung dịch muối A gồm: Mg2+ : 0,325 mol

BTNT N → nK+ = 0,09 + 0,04 = 0,13 mol

BTĐT ta có: nSO42- : a mol

2.0,325 + 0,04 + 0,13 = 2a => a = 0,41 mol

BTKL : m rắn = 24.0,325 + 39.0,13 + 18.0,04 + 96.0,41 = 52,95g

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào?


Đáp án:

Vì sau phản ứng thu được dung dịch có 2 muối nên hai muối là MgSO4 và FeSO4

Vì trong dung dịch còn FeSO4 nên suy ra Mg đã phản ứng hoàn toàn.

Xét 2 phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

Phản ứng 1 đã xảy ra hoàn toàn ( do đã hết muối CuSO4 trong dung dịch)

Phản ứng 2 có thể chưa xảy ra hoặc FeSO4 mới chỉ phản ứng một phần ( vẫn còn FeSO4 trong dung dịch)

Vậy tổng số mol Mg phải nằm trong khoảng 0,01 ≤ a ≤ 0,02

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng số đếm theo IUPAC gọi tên thay thế các hợp chất tiếp theo trong các dãy sau
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy dùng số đếm theo IUPAC gọi tên thay thế các hợp chất tiếp theo trong các dãy sau

CHCl3; CCl4; Cl3C-CHCl2; Cl3C-CCl3; CBr4


Đáp án:

CHCl3 (triclometan);

CCl4 (tetraclometan);

Cl3C-CHCl2 (pentacloetan);

Cl3 C-CCl3 (hexacloetan);

CBr4(tetrabrommetan)

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom a) Đóng vai trò cation. b) Có trong thành phần của anion.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom

a) Đóng vai trò cation.

b) Có trong thành phần của anion.


Đáp án:

Muối mà crom đóng vai trò của cation : Cr2(SO4)3, CrCl3, CrSO4

Muối mà crom có trong thành phần của anion : K2Cr2O7, Na2CrO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…