Từ thời Thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thức chất thuộc vào Phương pháp tách biệt và tinh chế nào? a) Giả lá làm chàm cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sơi, vải. b) Nấu rượu uống. c) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn. d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mia.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ thời Thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thức chất thuộc vào phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

a) Giả lá làm chàm cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sơi, vải.

b) Nấu rượu uống.

c) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.

d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.


Đáp án:

a) Phương pháp chiết

b) Phương pháp chưng cất

c) Phương pháp chiết

d) Phương pháp kết tinh

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. a) Tính nguyên tử khối. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.


Đáp án:

a) Trong nguyên tử Y: số p = e = Z; số n = N

Theo đề bài ta có: 2Z + N = 28 => N = 28 - 2Z

Nguyên tử bền: 1Z ≤ N ≤ 1,5Z => 1Z ≤ 28 - 2Z ≤ 1,5Z => 8 ≤ Z ≤ 9,33

Vậy Z ∈ {8, 9}. Tuy nhiên trong 2 giá trị của Z ta chọn được 1 giá trị Z cho số khối A và số thứ tự nhóm thích hợp nhờ vào bảng biện luận sau:

 
Z 8 9
N = 28 - 2Z 12 10
A = Z + N 20 19
Kết luận Loại F

 

Vậy nguyên tố cần tìm là F (flo).

b) Cấu hình e của F: ls2 2s2 2p5.

 

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Brom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng hóa học: Br2 + 5Cl2 + 6H2O ↔ 2HBrO3 + 10HCl. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?

Đáp án:
  • Câu A. Br2 là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử

  • Câu B. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

  • Câu C. Br2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa.

  • Câu D. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc); - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).  Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). 

Tìm m?


Đáp án:

Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3

Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

3.nAl dư = 2.nkhí → nAl dư = (0,0375.2):3 = 0,025 mol

Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

2.nFe + 3.nAl dư = 2.nkhí → nFe = (2.0,1375 – 3.0,025):2 = 0,1 mol

→ Số mol Fe trong Y = 0,1.2 = 0,2 mol

2Al (0,2) + Fe2O3 (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,2 mol)

nAl ban đầu = nAl pư + nAl dư → 0,2 + 0,025.2 = 0,25 mol

m = 0,25.27 + 0,1.160 = 22,75 gam.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm không tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thí nghiệm hóa học không sinh ra chất khí là:

Đáp án:
  • Câu A. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.

  • Câu B. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4

  • Câu C. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

  • Câu D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…