Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lầnl ượt bằng 3, 6, 9, 18?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lầnl ượt bằng 3, 6, 9, 18?


Đáp án:

Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau:

Z = 3: 1s22s1 ; Z = 6 : 1s22s22p2;

Z = 9: 1s22s22p5 ; Z = 18: 1s22s22p63s23p6.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2. (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2. (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?


Đáp án:

Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho

nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng

khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:

Ca(OH)2  +  CO2  → CaCO3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng. Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện. Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện. 1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên. 2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên. 3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.

Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện.

Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện.

1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên.

2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên.

3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm


Đáp án:

1. TN1:

Catot Cu (-)    <---  CuSO4 dd --> Anot graphit (+)

Cu2+, H2O                                         SO42-, H2O

Cu2+ + 2e  --> Cu                                2H2O  --> O2 + 4H+   + 4e

Phương trình điện phân: 2Cu2+   +   2H2O       ---đpdd---> 2Cu  +  4H+         + O2

Hiện tượng : Kim loại đồng bám vào catot bằng đồng

- Có khí thoát ra ở anot bằng graphit

- Màu xanh của dung dịch nhạt dần

Thí nghiệm 2 :

Catot graphit (-)                   <---  CuSO4 dd -->           Anot Cu (+)

Cu2+, H2O                                                                    SO42-, H2O

Cu2+dd + 2e  --> Cu catot                                      Cu anot  ---> Cu2+ dd + 2e

Phương trình điện phân:

Cu2+dd + Cuanot → Cucatot + Cu2+dd

Hiện tượng :

- Kim loại đồng bám vào catot bằng graphit

- Anot bằng đồng tan ra

- Màu xanh của dung dịch không đổi

2. Nồng độ H+ ở thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2 ⇒ pHTN1 < pHTN2

3. Nồng độ Cu2+ ở thí nghiệm 1 giảm , ở thí nghiệm 2 không đổi .

 

Xem đáp án và giải thích
Saccarozơ và glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng

Đáp án:
  • Câu A. Thuỷ phân trong môi trường axit.

  • Câu B. Với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu C. Với dung dịch NaCl.

  • Câu D. AgNO3 trong dung dịch NH3.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z là đồng đẳng liên tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, cần dùng 0,46875 mol khí O2, thu được 0,25 mol CO2; x mol N2. Công thức phân tử của Z và giá trị của x là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Hỗn hợp M gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z là đồng đẳng liên tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, cần dùng 0,46875 mol khí O2, thu được 0,25 mol CO2; x mol N2. Công thức phân tử của Z và giá trị của x là

Đáp án:

Bảo toàn nguyên tố oxi: 2nO2 = 2nCO2+ nH2O → nH2O = 0,75 mol
Đặt a là số mol hai amin; ta có: nH2O – nCO2 – nN2 = namin (vì CnH2n+3N → nCO2+(n+1,5)H2O + 0,5N2)
→ 0,4375 – 0,25 – a/2 = a → a = 0,125 → Số mol hỗn hợp nhh > 0,125
→ số C trung bình = 0,25 : 0,125 = 2
=> 2 amin là CH5N và C2H7N
=> x = 0,125

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…