Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là A. 6.1023 phân tử H2 B. 0,6 g CH4 C. 3.1023 phân tử H2O D. 1,50 g NH4Cl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là

   A. 6.1023 phân tử H2     B. 0,6 g CH4

   C. 3.1023 phân tử H2O     D. 1,50 g NH4Cl.


Đáp án:

A. 6.1023 phân tử H2 = 1 mol H2 ⇒ mH = 1.2 = 2g

B. 3.1023 phân tử H2O = 0,5 mol H2O ⇒ nH = 2. nH2O = 2. 0,5 = 1 mol ⇒ mH = 1.1 = 1g

C. 0,6 g CH4 ⇒ nCH4 = 0,6/16 = 0,0375 mol ⇒ nH = 4.nCH4 = 0,0375 . 4 = 0,15 mol ⇒ mH = 1. 0,15 = 0,15 g

D. 1,5g NH4Cl ⇒ nNH4Cl = 1,5/53,5 = 0,028 mol ⇒ nH = 4.nNH4Cl = 4. 0,028 = 0,112 mol ⇒ mH = 1. 0,112 = 0,112 g

Vậy trong NH4Cl khối lượng hidro có ít nhất.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?


Đáp án:
  • Câu A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

  • Câu B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu D. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tính tổng khối lượng các muối được tạo ra.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tính tổng khối lượng các muối được tạo ra.


Đáp án:

nH2 = 0,12 mol; nOH- = 0,24 mol

Để trung hòa dd X thì dung dịch Y cần dùng với số mol H+ là 0,24 mol

Gọi số mol của H2SO4 là x thì số mol của HCl là 4x

2x + 4x = 0,24 nên x = 0,04;

Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit = 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5 = 18,46 g

Xem đáp án và giải thích
Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)

Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).

Xem đáp án và giải thích
Trung hòa hoàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trung hòa hoàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là


Đáp án:

Xét amin 2 chức: R(NH2)2 + 2HCl → R(NH3Cl)2

nX = 0,5nHCl = [0,5.(26,6 - 12)] : 36,5 = 0,2 mol

M = 12 : 0,2 = 60

⇒ R +16.2 =60 ⇒R = 28 (C2H4) ⇒ X : C2H4(NH2)2

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra

b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A

c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu


Đáp án:

a. Phương trình hóa học

(1) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

(2) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

b. nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol

=> mFe2O3 = mhỗn hợp – mCu = 25,6 – 0,15.64 = 16 gam => nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol

=> %mFe2O3 = (16 : 25,6).100% = 62,5%

c.

Theo PTHH (1) và (2): nHNO3 pư = 8nCu/3 + 6nFe2O3 = 8.0,15/3 + 6.0,1 = 1 mol

=> nHNO3 bđ = nHNO3 pư.120/100 = 1,2 mol => VHNO3 = 1,2.22,4 = 26,4 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…