Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.



Đáp án:

Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3 ; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng : CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2 ; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

 Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH) :

- Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H2 bay ra là Al.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. Tìm A?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử A lần lượt là p, n và e.

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.

Theo bài ra có: (p + e) + n = 28 & (p + e) = 1,8n & p = e

=> 2p + n = 28 & 2p -1,8n =0 (*)

Bấm máy tính giải hệ phương trình (*) hoặc (lấy phương trình trên trừ phương trình dưới) ta được: n = 10 và p = 9.

Vậy A là flo (F) vì nguyên tử F có 9 proton trong hạt nhân.

 

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na+, 0,02 mol SO42-, và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4-, NO3- là 0,04 mol. Trộn X và T được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na+, 0,02 mol SO42-, và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4-, NO3- là 0,04 mol. Trộn X và T được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là bao nhiêu?


Đáp án:

Áp dụng bảo toàn điện tích cho các dung dịch X và Y ta có:

1.nNa+ = 2.nSO42- + 1.nOH- ⇒ 0,07 = 0,02.2 + x ⇒ x = 0,03

1.nClO4- + 1.nNO3- = 1.nH+ ⇒ y = 0,04

Phương trình phản ứng:

H+ + OH- → H2O

⇒ nH+ dư = 0,01 ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch các cặp chất sau: a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 b. FeSO4 + NaOH (loãng) c. NaHCO3 + HCl d. NaHCO3+ NaOH e. K2CO3 + NaCl g. Pb(OH)2(r) + HNO3 h. Pb(OH)2(r) + NaOH i. CuSO4 + Na2S
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch các cặp chất sau:

a. Na2CO3 + Ca(NO3)2

b. FeSO4 + NaOH (loãng)

c. NaHCO3 + HCl

d. NaHCO3+ NaOH

e. K2CO3 + NaCl

g. Pb(OH)2(r) + HNO3

h. Pb(OH)2(r) + NaOH

i. CuSO4 + Na2S


Đáp án:

a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 → 2NaNO3 + CaCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

b. FeSO4 + 2NaOH (loãng) → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

c. NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

H+ + HCO3- → H2O + CO2

d. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

e. K2CO3 + NaCl Không có phản ứng

g. Pb(OH)2 (r) + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O

Pb(OH)2 (r) + 2H+ Pb2+ + 2H2O

h. Pb(OH)2 (r) + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O

Pb(OH)2 (r) + 2OH- → PbO22- + 2H2O

i. CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4

Cu2+ + S2- → CuS

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây : – Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ. – Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối. – Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro. – Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :

– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.

– Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.


Đáp án:

Hai phương trình hóa học của mỗi trường hợp :

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ :

3Fe + 2O2 → Fe3O4(nhiệt độ cao)

2Mg + O2 → 2MgO(nhiệt độ cao)

b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(nhiệt độ cao)

2Al + 3S → Al2S3(nhiệt độ cao)

c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

d) Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…