Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric đóng vai trò là chất gì?
Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? Viết phương trình hóa học.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và cho một ít hồ tinh bột vào 3 mẫu thử trên, tiếp tục cho nước clo lần lượt vào 3 mẫu thử.
- Mẫu thử chuyển sang vàng là mẫu NaBr.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
- Mẫu thử có xùất hiện màu xanh là mẫu NaI. Do I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
- Mẫu không có hiện tượng là NaCl.
Ion nào dưới đây là axit theo thuyết Bron – stêt?
Câu A. SO42-
Câu B. NH4+
Câu C. NO3-
Câu D. SO32-
Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng?
Ta hoà tan một ít các mẫu phân đạm vào nước thì được 3 dung dịch muối: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào từng dung dịch:
- Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai và xuất hiện kết tủa trắng là (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O
- Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai là NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O
- Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3
a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học.
b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất?
c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.
a) Phương trình phản ứng:
2CO + O2 → 2CO2
b) Theo phương trình: nO2 = 0,5nCO = 0,5.20 = 10 mol
c) Hoàn chỉnh bảng
Thời điểm t1 nCO còn 15mol ⇒ nCO đã phản ứng = 20 - 15= 5mol
Theo pt nCO2 = nCO(pư) = 5 mol
nO2 pu = 0,5nCO pu = 0,5.5 = 2,5 mol
⇒ nO2 còn lại = 10 - 2,5 = 7,5 mol
Tương tự tính thời điểm t2 và thời điểm t3 ta được số liệu sau:
Số mol | |||
Các thời điểm | Các chất phản ứng | Sản phẩm | |
CO | O2 | CO2 | |
Thời điểm ban đầu t0 | 20 | 10 | 0 |
Thời điểm t1 | 15 | 7,5 | 5 |
Thời điểm t2 | 3 | 1,5 | 17 |
Thời điểm kết thúc t3 | 0 | 0 | 20 |
Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.
a. Giống nhau: Đều là các kim loại có tính khử mạnh nhưng do có lớp oxit mỏng bền bao phủ nên cả hai kim loại bền vững trong không khí, nước và đều thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
2Al +6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Al và Cr đều bị thụ động hóa bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
b. Khác nhau:
- Al có tính khử mạnh hơn Cr:
2Al + Cr2O3 --t0--> 2Cr + Al2O3
- Crom có các số oxi hóa +2, +3, +6.
- Al chỉ có số oxi hóa +3.
- Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet