Để trung hòa 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu được 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là:
Ta có: nX = 0,2.0,5 = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol
→ Số nhóm –COOH bằng 0,2/0,1 = 2
Đặt công thức của amino axit X là (NH2)x-R-(COOH)2
(NH2)x-R-(COOH)2 + 2NaOH → (NH2)x-R-(COONa)2 + 2H2O
0,1 0,1 mol
→Mmuối = 16,3/ 0,1 = 163 g/mol → 16x + R+ 134 = 163 → 16x + R = 29
Do x > 0 và R > 0 nên chỉ có x = 1, R = 13 (nhóm –CH) thỏa mãn.
Vậy X có công thức là H2NCH(COOH)2
Từ 10 kg gạo nếp cẩm (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít ancol etylic nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml
mtinh bột = 10.80:100 = 8 (kg)
Sơ đồ quá trình lên men:
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2n C2H5OH
Do H = 80% => mancol etylic = [(8 x 92n):162n].80:100
Mặt khác ancol etylic có D = 0,789 g/ml = 0,789 kg/lít
=> Vancol etylic = [(8 x 92n):162n].(80:100).(1:0,789) ≈ 4,607 lít
Từ m kg nho chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 20o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí 10% lượng đường. Tính giá trị của m
Theo bài ra ta có số mol rượu:
nC2H5OH = 1000 . 20% . 0,8: 46 = 80/23 mol
⇒ Số mol glucozo trong nho là: 80/23: 2: 0,9 = 400/207.
⇒ Số kg nho: m = 400/207: 40 . 100 . 180 = 869,565 kg
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.
nAg = 10,8/108 = 0,1 mol
Glucozo ----------> 2Ag
Theo phương trình : nglucozơ = 1/2 . nAg = 0,05 mol
→ CM glucozo = 0,05/0,2 = 0,25 M
Cho 8 g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng vừa đủ với 1 lít dung địch HC1 0,5M. Xác định kim loại kiềm thổ.
Gọi kim loại kiềm thổ là X (có khối lượng mol là M), oxit của nó là XO.
X + 2HCl → XCl2 + H2 (1)
XO + 2HCl → XCl2 + H2O (2)
Gọi x, y là số mol của kim loại kiềm thổ và oxit của nó. Số mol HCl tham gia phản ứng (1) và (2) là 0,5 mol.
Ta có hệ pt: Mx+ (M+16y) = 8
2x+2y = 0,5
Giải hệ phương trình ta được :
Biết 0 < x < 0,25, ta có : 0 < (< 0,25
⟹ 0 < M - 16 < 16 => 16 < M < 32
Vậy kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối bằng 24, đó là Mg.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet