Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?
nFe3O4 = 0,01 mol
Phương trình hóa học:
3Fe + 2O2 --t0--> Fe3O4
0,02 ← 0,01(mol)
nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32.0,02 = 0,64g.
Thực hiện hai thí nghiệm :
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.
Ta viết PTHH dạng ion rút gọn cho cả hai thí nghiệm như sau :
3Cu + 8H+ + 2NO3 ⟶ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Thí nghiệm 1 : ta có số mol các chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,08 mol; NO3- : 0,08 mol.
H+ phản ứng hết ⟹ VNO = V1 = ( .22,4) : 4 = 0,448 (lít) (1)
Thí nghiệm 2 : ta có số mol các'chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,16 mol; NO3- : 0,08 mol.
H+ và Cu phản ứng vừa đủ ⟹ VNO = V2 = (22,4) : 4 = 0,896 (lít) (2)
Từ (1) và (2) ⟹ V2 = 2V1.
Dựa vào hình 1.10 và 1.12 (SGK) hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ và con số thích hợp chọn trong khung:
Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba ... thuộc hai ... liên kết với nhau theo tỉ lệ ... Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng ... phân tử sau dạng...
Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba nguyên tử thuộc hai nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ 1 : 2. Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng gấp khúc phân tử sau dạng đường thẳng.
Trong dung dịch HNO3 0,010M, tích số ion của nước là :
Câu A. [H+][OH-] = 1,0.10-14
Câu B. [H+][OH-] > 1,0.10-14
Câu C. [H+][OH-] < 1,0.10-14
Câu D. không xác định được
Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O, số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là bao nhiêu?
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O
Số phân tử Cl2 là 3 ⇒ số phân tử HCl bị khử là 6.
Số phân tử HCl tham gia phản ứng là 14 ⇒ k = 6/14 = 3/7
Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etanol, fomalin, axeton, axit axetic.
b) Phenol, p – nitrobenzanđehit, axit benzoic.
a) Dùng quỳ tím nhậ biết được axit axetic vì quỳ tím hóa đỏ.
Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
Dùng Na nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2. Mẫu còn lại là axeton.
b) Dùng quỳ tím nhận biết được axit bezoic vì làm quỳ tím hóa đỏ.
Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được p – nitrobenzenđehit vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là phenol.
p-NO2-C4H6CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → P-NO2-C4H6COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet