Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?


Đáp án:

Phản ứng nhiệt phân:

Trong hai phản ứng trên số oxi hoá của nitơ trong mỗi phản ứng đều thay đổi. Trong mỗi phân tử muối một nguyên tử nitơ có số oxi hoá tăng, một nguyên tử có số oxi hoá giảm, đây là phản ứng oxi hoá khử nội phân tử.Ở cả hai phản ứng nitơ nguyên tử trong ion NH+4 đều là chất khử (chất cho e) nitơ từ số oxi hoá -3 tăng lên 0 ở phản ứng (1) và lên +1 ở phản ứng (2).Nguyên tử nitơ trong ion NO2- và NO3- là chất oxi hoá (chất nhận e). Ở phản ứng (1) số oxi hoá của N từ +3 (trong NO2- ) xuống 0 và ở phản ứng (2) số oxi hoá của nitơ từ +5 (trong NO3-) xuống +1.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm nhận định không đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.

  • Câu B. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.

  • Câu C. Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.

  • Câu D. Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành 2 bảng sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành 2 bảng sau:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na        
2 Ca        
3 Mg        
4 Fe (Hoá trị II)        
5 Fe (Hoá trị III)        

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI)        
2 P (Hoá trị V)        
3 C (Hoá trị IV)        
4 S (Hoá trị IV)    

Đáp án:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na Na2O Natri oxit NaOH Natri hidroxit
2 Ca CaO Canxi oxit Ca(OH)2 Canxi hidroxit
3 Mg MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magie hidroxit
4 Fe (Hoá trị II) FeO Sắt(II) oxit Fe(OH)2 Sắt(II) hidroxit
5 Fe (Hoá trị III) Fe2O3 Sắt(III) oxit Fe(OH)3 Sắt(III) hidroxit

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI) SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 Axit Sunfuric
2 P (Hoá trị V) P2O5 Đi photpho pentaoxit H3PO4 Axit photphoric
3 C (Hoá trị IV) CO2 Cacbon đioxit H2CO3 Axit cacbonic
4 S (Hoá trị IV) SO2 Lưu huỳnh đioxit H2SO3 Axit Sunfurơ

Xem đáp án và giải thích
Có 5 lọ chứa hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01 M): Fe2+, Cu, Ag+, Al3+, Fe3+ .Chỉ dùng các ống nghiệm và một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Có 5 lọ chứa hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01 M): Fe2+, Cu, Ag+, Al3+, Fe3+ .Chỉ dùng các ống nghiệm và một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: (1) Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3) (2) Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3) (3) Natri oxit + nước → natri hiđroxit (NaOH) (4) Bari oxit + nước → bari hiđroxit (Ba(OH)2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(1) Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)

(2) Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)

(3) Natri oxit + nước → natri hiđroxit (NaOH)

(4) Bari oxit + nước → bari hiđroxit (Ba(OH)2)


Đáp án:

(1) CO2 + H2O → H2CO3

(2) SO2 + H2O → H2SO3

(3) Na2O + H2O → 2NaOH

(4) BaO + H2O → Ba(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tìm X, Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tìm X, Y?


Đáp án:

nSO2 = 1mol → ne = 2 mol

Phân tử X, Y nhường tương ứng x, y electron.

Bảo toàn electron → x + y = 2

→ x = y = 1 là nghiệm duy nhất: Fe3O4, FeO

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…